backup og meta

Top 5 cách điều trị mụn nội tiết và các sản phẩm trị mụn

Bạn đang cần các sản phẩm này? Hãy đặt mua thông qua đường dẫn trên trang nhé! Hoàn toàn không thêm phụ phí và bạn cũng giúp chúng tôi có một khoản hoa hồng nhỏ. Tìm hiểu ngay về hệ thống liên kết của chúng tôi tại đây!

Top 5 cách điều trị mụn nội tiết và các sản phẩm trị mụn

Dù muốn hay không, bạn vẫn không ít lần phải đối phó với những nốt mụn đáng ghét, đau đớn và khó chịu. Ở độ tuổi dậy thì, bạn có thể tặc lưỡi cho qua vì nghĩ: “Qua lứa tuổi này là hết mụn rồi”. Song đáng buồn thay, mụn có thể tái phát ở tuổi trưởng thành, mà nguyên nhân chủ yếu là do nội tiết tố.

Mụn nội tiết là gì?

Mụn nội tiết là gì? Mụn nội tiết tố xuất hiện là do sự rối loạn hormone trong cơ thể. Ngoài giai đoạn dậy thì, phụ nữ thường bị loại mụn này “tấn công” trước thời điểm kinh nguyệt hàng tháng, giai đoạn tiền mãn kinh hoặc khi ngừng dùng thuốc tránh thai sau một thời gian sử dụng. Bên cạnh đó, tâm lý căng thẳng, di truyền, cơ thể chứa nhiều độc tố… cũng là các nguyên nhân gây ra tình trạng này.

>>> Đọc thêm: Mụn dưới cằm: Nguyên nhân và cách điều trị

Dấu hiệu bị mụn nội tiết

Một vài đặc điểm sau sẽ giúp bạn cách nhận biết mụn nội tiết mà mình đang gặp phải.

1. Bạn không còn ở tuổi thiếu niên

Mụn trứng cá nội tiết xuất hiện nhiều nhất khi bạn ở lứa tuổi 20. Đó là giai đoạn tuyến nội tiết của bạn hoạt động mạnh nhất. Ngoài ra, từ năm 20–30 tuổi là độ tuổi phụ nữ thường mang thai và sinh nở, dẫn đến rối loạn nội tiết tố.

2. Mụn nội tiết ở cằm và xương hàm

Để thực hiện cách trị mụn nội tiết ở cằm hiệu quả, bạn nên nhận biết một trong những dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết tố là vị trí xuất hiện của loại mụn này trên gương mặt. Nếu bạn thấy những nốt mụn nang, mụn bọc, mụn ẩn… nổi nhiều ở phần dưới khuôn mặt, đặc biệt là phần cằm và xương hàm, thì đích thị là bạn bị mụn nội tiết. Sở dĩ có hiện tượng này là do các hormone dư thừa trong cơ thể bạn kích thích các tuyến dầu, mà phần lớn trong số chúng nằm ở vùng cằm.

>>>Tìm hiểu thêm: Cách trị mụn ẩn dưới da triệt để, an toàn không để lại thâm mụn

3. Mụn tái phát mỗi tháng một lần

Làm sao biết mình bị mụn nội tiết? Mụn nội tiết có đặc tính giống như chu kỳ kinh nguyệt: mỗi tháng đến một lần. Điều này đúng với cả những phụ nữ ở tuổi mãn kinh, bởi họ vẫn trải qua những biến động hàng tháng về mức estrogenprogesterone. Tuyến nội tiết hoạt động mạnh khiến mụn có xu hướng xuất hiện tại cùng một thời điểm mỗi tháng, cũng như cùng một vị trí trên mặt. Việc rối loạn hormone ở phụ nữ có nguy cơ làm tăng tình trạng mụn như:

  • Tăng tiết mồ hôi và sản sinh nhiều bã nhờn và dầu thừa trên tuyến bã nhờn
  • Các tế bào da gây tắc nghẽn lỗ chân lông
  • Tạo điều kiện cho vi khuẩn Propionibacterium acnes khiến bùng phát mụn

4. Mụn nội tiết do căng thẳng nghiêm trọng

mụn nội tiết

Cortisol – hormone gây căng thẳng – cũng có khả năng ảnh hưởng đến các hormone khác, gây ra mụn nội tiết. Cho nên, chẳng có gì ngạc nhiên khi bạn thấy vài đốm mụn bọc xuất hiện trong lúc mình đang gặp căng thẳng. Nguyên nhân là do nội tiết tố thay đổi cả đấy!

>>>Tham khảo thêm: 4 nguyên nhân khiến bạn nổi mụn ở chân mày – Làm thế nào để trị mụn?

5. Không phải mụn đầu đen hay đầu trắng mà là u nang lớn

Mụn đầu đenmụn đầu trắng hình thành do sự tích tụ vi khuẩn trong lỗ chân lông. Trong khi đó, mụn do nội tiết tố gây ra thuộc một dạng khác, thường là viêm và mụn đỏ sưng tấy. Những nốt mụn này có xu hướng nổi ở cùng một vị trí, lặp đi lặp lại nhiều lần. Vì thuộc dạng viêm nặng nên để chữa mụn nội tiết đòi hỏi biện pháp xử lý chuyên khoa thay vì thuốc bôi thông thường.

>>> Bạn có thể quan tâm: Nội tiết tố nữ và ảnh hưởng không ngờ đến làn da

Cách điều trị mụn nội tiết

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng gặp phải dạng mụn này và không biết mụn nội tiết tố phải làm sao. Có nhiều cách trị mụn nội tiết. Dưới đây là một số cách điều trị mụn nội tiết nữ mà bạn cần biết:

1. Dùng sữa rửa mặt trị mụn

Một trong những cách trị mụn nội tiết tố nữ đó chính là sử dụng sữa rửa mặt với thành phần chứa axit salicylic hoặc glycolic giúp tẩy da chết, và làm sạch lỗ chân lông rất hữu hiệu. Bên cạnh đó, sữa rửa mặt có chứa probiotic cũng được nhiều bác sĩ khuyên dùng. Nguyên nhân là vì các sản phẩm này rất hiệu quả trong việc kiểm soát microbiome (môi trường cho vi khuẩn và nấm men) trên da. Nhờ vậy, sẽ cân bằng độ pH của da, cản trở tình trạng viêm và ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn gây mụn.

Nếu da bạn dễ bị kích ứng với các thành phần hóa học, hãy chọn cách làm giảm mụn nội tiết bằng loại gel rửa mặt có thành phần từ thiên nhiên. Nano Curcumin từ nghệ vàng, chiết xuất lá Neem và vitamin E sẽ làm sạch nhẹ nhàng và ngăn ngừa vi khuẩn hình thành trên da.

Sữa rửa mặt tẩy da chết Murad AHA/BHA Exfoliating Cleanser

mụn nội tiết

Cách khắc phục mụn nội tiết: Sản phẩm sữa rửa mặt Murad AHA/BHA Exfoliating Cleanser không những làm sạch mà nó còn giúp tẩy da chết, giúp da luôn được sạch sẽ, thông thoáng, cách giảm mụn nội tiết, thậm chí giúp đánh bay các nốt mụn nội tiết ở cằm. Hoạt chất tẩy da chết hóa học và vật lý giúp loại bỏ lớp da khô, xỉn màu trên bề mặt, mang đến vẻ ngoài tươi tắn hơn và giúp da hấp thụ các dưỡng chất dưỡng da sau đó.

Ưu điểm và khuyết điểm

Ưu điểm

  • Phù hợp làn da dầu, mụn và hỗn hợp thiên dầu
  • Không những làm sạch mà sữa rửa mặt này còn giúp tẩy tế bào chết cho da
  • Nhãn hiệu Murad nổi tiếng và có uy tín

Khuyết điểm

  • Giá thành cao

Sữa rửa mặt La Roche-Posay Effaclar Purifying Foaming Gel

Sản phẩm rửa mặt La Roche-Posay Effaclar Purifying Foaming Gel dịu nhẹ, được thiết kế chuyên biệt dành riêng cho làn da mụn, nhờn. Với thành phần chính là kẽm pidolate giúp làm sạch hiệu quả bụi bẩn, dầu nhưng vẫn giữ cân bằng độ pH của da. Sản phẩm đã được thử nghiệm trên da bị mụn với tác dụng không gây kích ứng và gây mụn.

Ưu điểm và khuyết điểm

Ưu điểm

  • Thành phần giúp làm sạch bụi bẩn, bã nhờn
  • Đã được thử nghiệm trên da bị mụn và hoàn toàn an toàn
  • Nhãn hiệu La Roche-Posay nổi tiếng, có uy tín

Khuyết điểm

  • Chưa có phản hồi tiêu cực về sản phẩm

2. Sử dụng sản phẩm bôi trị mụn nội tiết

mụn nội tiết

Trị mụn nội tiết tại nhà bằng một số sản phẩm dưỡng da có chứa retinol, AHA hay vitamin rất hiệu quả trong việc đẩy mụn dưới da cũng như làm mụn nhanh chín. Ngoài ra còn có thuốc bôi chứa benzoyl peroxide, dầu cây trà có hiệu quả chống lại mụn trứng cá và kháng khuẩn cho da. Bạn nên thử sử dụng trước ở một vùng da nhỏ để tránh bị dị ứng.

Gel trị mụn bào chế từ những nguyên liệu tự nhiên cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Curcumin dạng nano có tác dụng kháng khuẩn, trị mụn, chống viêm và giúp da mau lành. Tinh chất hành tây đỏ ngăn ngừa hình thành sẹo lõm; vitamin C và lô hội dưỡng ẩm và làm sáng da. Cách điều trị mụn nội tiết tại nhà bằng loại sản phẩm điều trị mụn này không gây tác dụng phụ, không kích ứng da nên bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

>>> Xem thêm: Trị mụn trứng cá: Những điều bạn cần biết

Kem retinol Obagi 360 Retinol 0.5%

Đây là một torng những loại kem chứa retinol phù hợp với làn da nhạy cảm. Nhờ vào các thành phần chính, ngoài retinol, như: chiết xuất từ thực vật (hoa cúc, trà xanh, cây rum,…), glycerin,… bổ sung dưỡng chất nhất định cho da, giúp da không bị khô, căng khi sử dụng retinol.

Ưu điểm và khuyết điểm

Ưu điểm

  • Làm dịu, điều trị các nốt mụn bị sưng, viêm
  • Chất kem mịn, dễ thẩm thấu
  • Nhãn hiệu Obagi nổi tiếng, có kinh nghiệm lâu đời

Khuyết điểm

  • Giá thành cao – khoảng 1,6 triệu đồng
  • Phần đuôi tuýp kem dễ bị bung, khó bảo quản được sản phẩm

3. Dùng thuốc tránh thai đường uống

Nếu ngưng uống thuốc tránh thai sau một thời gian sử dụng, bạn rất dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn vì mụn nổi lên liên tục. Đó là do thuốc tránh thai có khả năng làm sạch mụn trứng cá ở phụ nữ rất hiệu quả. Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là cân bằng nội tiết tố, từ đó giúp hạn chế mụn viêm.

4. Uống thuốc viên Accutane

Mụn nội tiết uống thuốc gì? Khi bạn đã tìm đến mọi biện pháp mà tình trạng mụn vẫn không thuyên giảm, bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc Accutane – một loại thuốc Isotretinoin được chiết xuất từ vitamin A, thường được sử dụng để điều trị tình trạng mụn trứng cá nghiêm trọng. Loại thuốc này giúp làm giảm lượng dầu tiết ra trên mặt, đồng thời giúp da bạn tự tái tạo nhanh hơn.

5. Phương pháp điều trị mụn nội tiết tự nhiên

Một số phương pháp giúp hỗ trợ điều trị mụn nội tiết tố bằng các phương pháp tự nhiên như:

  • Tinh dầu trà xanh

 Nhờ cơ chế giảm viêm mà tinh dầu trà xanh có thể giúp giảm mụn trứng cá. Một số sản phẩm chăm sóc da có chứa tinh dầu trà xanh như sữa rửa mặt và toner. Không nên sử dụng tinh dầu trà xanh ở dạng nguyên chất để thoa trực tiếp lên mụn

  • Axit alpha hydroxy (AHA) là một loại axit thực vật có nguồn gốc chủ yếu từ loại trái cây họ cam quýt. AHA có tác dụng loại bỏ các tế bào da chết, giúp thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn. Tương tự như retinoids, AHA có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Bạn cần thoa kem chống nắng khi sử dụng các sản phẩm có chưaAHA.

  • Trà xanh

    Trà xanh có khả năng giảm viêm, vì vậy bạn có thể uống một vài cốc mỗi ngày, bên cạnh kết hợp với việc bôi thuốc và chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các loại kem và gel chứa ít nhất 2% chiết xuất trà xanh có thể có lợi cho da

>>> Bạn có thể quan tâm: Mụn ở quai hàm: Nguyên nhân và cách trị mụn như thế nào?

Chế độ chăm sóc da trong quá trình trị mụn nội tiết

mụn nội tiết

  • Hạn chế trang điểm. Nếu bắt buộc phải trang điểm thì bạn nên sử dụng loại mỹ phẩm không chứa dầu, không gây bít tắc lỗ chân lông. Ngoài ra, cần tẩy trang sạch sau mỗi lần trang điểm để tránh phát sinh mụn ẩn cũng như tạo cơ hội cho vi khuẩn tích tụ.
  • Tránh ra nắng. Nhất là trong khoảng thời gian 10–16 giờ. Bôi kem chống nắng hàng ngày bất kể thời tiết nắng hay mưa.
  • Ngủ sớm và đủ giấc Điều này giúp da được nghỉ ngơi và quá trình thải độc diễn ra tự nhiên.
  • Bổ sung thực phẩm. Bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin E, vitamin B, kẽm, chất xơ… vào thực đơn hàng ngày. Việc làm này nhằm dưỡng da khỏe mạnh và chống lão hóa. Uống các loại trà thanh nhiệt, mát gan, giải độc như trà xanh, chè vằng, trà atiso…
  • Uống nhiều nước (từ 1,5–2 lít/ngày) để quá trình hydrat hóa da diễn ra bình thường.

>>> Đọc thêm: Mụn ẩn ở cằm do đâu? Cách điều trị như thế nào?

Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ mụn nội tiết là gì, cũng như nguyên nhân và các biện pháp khắc phục tình trạng này. Mong rằng qua bài viết sau sẽ giúp bạn thay đổi lối sống khoa học, lành mạnh, kết hợp với các phương pháp trị mụn nêu trên, từ đó giúp bạn sớm sở hữu một làn da mịn màng, và tràn đầy sức sống!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Adult acne: Understanding underlying causes and banishing breakouts https://www.health.harvard.edu/blog/adult-acne-understanding-underlying-causes-and-banishing-breakouts-2019092117816 Ngày truy cập: 8/11/2021

Adult acne https://www.aad.org/public/diseases/acne/really-acne/adult-acne Ngày truy cập: 8/11/2021

Adult acne: Can natural hormone treatments help? https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/expert-answers/adult-acne/faq-20058129 Ngày truy cập: 8/11/2021

Hormonal Acne https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21792-hormonal-acne Ngày truy cập: 8/11/2021

Hormones and Acne – Testosterone and Estrogen https://www.acne.org/hormones.html Ngày truy cập: 8/11/2021

 

Phiên bản hiện tại

17/01/2023

Tác giả: Hà Vũ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Trần Thùy Linh


Bài viết liên quan

Serum trị mụn: Cách chọn đúng và dùng đúng để da sạch mụn

Hormone gây ra mụn như thế nào?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hà Vũ · Ngày cập nhật: 17/01/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo