backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Mụn ở quai hàm: Nguyên nhân và cách trị mụn như thế nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 28/03/2023

Bạn đang cần các sản phẩm này? Hãy đặt mua thông qua đường dẫn trên trang nhé! Hoàn toàn không thêm phụ phí và bạn cũng giúp chúng tôi có một khoản hoa hồng nhỏ. Tìm hiểu ngay về hệ thống liên kết của chúng tôi tại đây!

    Mụn ở quai hàm: Nguyên nhân và cách trị mụn như thế nào?

    Mụn xuất hiện làm ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt, một trong những loại mụn gây khó chịu và mất thẩm mỹ nhất là mụn ở vùng quai hàm.

    Mụn trứng cá vùng quai hàm cũng là một trong số những loại mụn khó điều trị nhất vì mụn ở vùng này thường khác với những loại mà chúng ta thường gặp ở những vùng khác trên gương mặt. Bạn đang cảm thấy mụn ẩn dưới quai hàm làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống của bản thân? Hãy tham khảo bài viết này để có thêm các thông tin hữu ích về mụn ở quai hàm hay trị mụn ở hai bên quai hàm xử lý ra sao.

    Đặc điểm của mụn ở quai hàm

    Mụn có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da mặt. Tuy nhiên, Vùng chữ T trên khuôn mặt hay cằm và quai hàm là những vị trí đổ dầu nhiều. Do đó, vùng quai hàm thường xuyên xuất hiện những nốt mụn viêm, mụn bọc có kích thước lớn và sưng đỏ, gây đau khi chạm vào.

    Đặc điểm của mụn vùng quai hàm thường sưng đỏ, đây có thể là mụn mủ, mụn bọc, xuất hiện từng đám dày, cảm giác sờ vào khó chịu. Mụn ở quai hàm khá phổ biến, thông thường da vùng này khi bị viêm nhiễm sẽ bắt đầu xuất hiện mụn đầu đen.

    Các nốt mụn ở quai hàm này không gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trên khuôn mặt, khiến bạn mất tự tin.

    >>> Đọc thêm: Mụn đinh râu có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

    Nguyên nhân gây ra mụn ở quai hàm

    mụn ở quai hàm

    Theo nghiên cứu của các bác sĩ và chuyên gia da liễu, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng mụn mọc ở quai hàm, một số nguyên nhân chính có thể nhắc tới như:

    • Tuyến bã nhờn ở cằm bài tiết quá nhiều dầu thừa trên da: Dầu thừa có tác dung cân bằng độ ẩm cần thiết cho da nhưng nếu lượng dầu thừa này quá nhiều sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, tạo môi trường yếm khí thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây mụn hay còn được gọi là Propionibacterium acnes (P. acnes). Do quá trình phát triển của Propionibacterium acnes sẽ sản sinh ra nhiều mụn ở vùng chữ T gây mất thẩm mỹ. Thông thường tình trạng này sẽ dễ thấy ở những người có da dầu hoặc da hỗn hợp thiên dầu.
    • Không tẩy trang hoặc vệ sinh da không đúng cách: Mỗi ngày da chúng ta phải tiếp xúc với mỹ phẩm, đồ trang điểm hay rất nhiều bụi bặm trong không khí. Nếu không được làm sạch thường xuyên, các bụi bẩn, bã nhờn, cặn trang điểm sẽ bám lại tại các lỗ chân lông, lâu ngày gây bít lỗ chân lông gây ra việc giảm sức đề kháng và hệ thống miễn dịch của da, khiến da dễ bị vi khuẩn P. acnes xâm nhập và gây mụn. Vì vậy cần sử dụng nước tẩy trang và sữa rửa mặt phù hợp cho da.
    • Không thoa kem chống nắng: Da yếu cũng là nguyên nhân chính hình thành một số khuyết điểm trên da như nám, tàn nhang, da không đều màu khi da phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thoa kem chống nắng mỗi ngày tuỳ vào từng loại da để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.
    • Không cấp ẩm cho da: Da không được cấp ẩm đầy đủ có thể khiến da tiết ra dầu thừa, một tác nhân gây ra mụn trứng cá. Bạn vẫn nên bổ dung dưỡng ẩm cho da, lựa chọn sản phẩm phù hợp với loại da của mình.
    • Tình trạng bất thường nội tiết tố trong cơ thể: Việc thay đổi nồng độ nội tiết tố bất thường cũng là một trong những nguyên nhân chính gây mụn trứng cá hoặc tăng nguy cơ bị mụn trứng cá. Tình trạng này thường xuất hiện ở đối tượng trong giai đoạn dậy thì, nữ giới trong chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ trong giai đoạn mang thai hay người đang ở thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.
    • Mụn cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý phụ khoa: Viêm cổ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, nhiễm nấm âm đạo, viêm lộ tuyến. Để tìm chính xác nguyên nhân gây mụn, bạn cần đến các cơ sở y khoa để thăm khám và tìm cách chữa trị mụn ở hai bên quai hàm.
    • Một số nguyên nhân khác bao gồm: Chế độ ăn uống có nhiều đường, đồ cay nóng hay nhiều dầu mỡ; dùng tay chạm lên mặt thường xuyên, sử dụng nhiều các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá hay cà phê, các vật dụng hằng ngày không được vệ sinh sạch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến da như khẩu trang, mũ bảo hiểm…

    >>> Tham khảo: Nên uống gì cho mát gan hết mụn tại nhà?

    Mụn mọc ở hai bên quai hàm có nguy hiểm không?

    Theo các bác sĩ và các chuyên gia da liễu thì mụn mọc ở hai bên quai hàm nếu được điều trị sớm và đúng cách sẽ không gây bất kỳ nguy hiểm nào tới sức khỏe. Tuy nhiên, đa số người bị thường có thói quen nặn mụn tại nhà và xem thường hậu quả, từ đó gây ra nhiều mối nguy hại tiềm ẩn đối với sức khỏe.

    Việc tự nặn mụn ở quai hàm tại nhà có khả năng cao gây tổn thương đến da và lây nhiễm sang các vùng da lân cận vì đặc tính của loại mụn này thường ở dạng mụn viêm, mụn bọc, gây sưng và đau.

    Ở mức độ nhẹ, các nốt mụn này sẽ để lại thâm sẹo trên da sau này, cản trở quá trình hồi phục của da. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, dịch mủ lây lan sang vùng da lân cận, làm rộng tổn thương, ăn sâu vào các tế bào và gây hoại tử. Nếu vết thương quá sâu có thể gây nhiễm trùng máu.

    Do vậy, việc tự nặn mụn tại nhà không được các chuyên gia da liễu khuyến khích. Người bị mụn trứng cá ở quai hàm nên thăm khám và tham gia điều trị ngay từ giai đoạn đầu tại các cơ sở uy tín.

    >>> Đọc thêm: Các loại mụn trứng cá và cách điều trị sẹo mụn

    Cách điều trị mụn mọc ở quai hàm

    mụn ở quai hàm

    Bạn có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị mụn ở quai hàm hoặc tham khảo các loại hỗn hợp trị mụn tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên sau đây:

    Rau má

    • Cách thực hiện: Rửa sạch mặt, dùng khăn sạch lau khô sau đó lấy một lượng nước cốt rau má (có pha chút muối) vừa đủ thấm vào bông tẩy trang hoặc bông gòn thoa lên vùng da bị mụn.
    • Thời gian: Bạn nên giữ trong khoảng 10 đến 15 phút, sau đó rửa sạch mặt lại với nước lạnh. Bạn có thể áp dụng phương thức này từ 2 đến 3 lần mỗi tuần.

    Nghệ tươi

    • Cách thực hiện:Dùng 1 thìa sữa chua không đường kết hợp với nước cốt của 1 củ nghệ tươi để tạo thành hỗn hợp. Làm sạch da và thoa hỗn hợp trên vào vùng da bị mụn kết hợp với các động tác massage nhẹ nhàng để tăng hiệu quả.
    • Thời gian: Bạn cần để khoảng 15 đến 20 phút để lớp mặt nạ có thể khô tự nhiên, sau đó dùng thêm nước hoa hồng để se khít lỗ chân lông.

    Nha đam

    • Cách thực hiện: Xay nhuyễn phần thịt của nha đam (bỏ vỏ), lọc bằng rây để lấy dung dịch. Thoa đều dung dịch vào vùng da bị mụn.
    • Thời gian: Bạn có thể thư giãn trong vòng 20 phút để dung dịch phát huy tác dụng cao nhất. Bạn có thể sử dụng phương pháp này từ 3 đến 4 lần trong 1 tuần để đạt được hiệu quả cao.

    >>> Đọc thêm: Ăn gì hết mụn? – Top 10 thực phẩm cho làn da đẹp

    Hy vọng bạn đọc đã có thêm kiến thức về mụn ở quai hàm, để từ đó có những cách điều trị, ngăn chặn bùng phát mụn và lấy lại làn da đẹp tự nhiên, rạng ngời

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 28/03/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo