backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Nổi mụn ở chân mày do 4 nguyên nhân sau đây và cách điều trị

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: Tuần trước

Nổi mụn ở chân mày do 4 nguyên nhân sau đây và cách điều trị

Nổi mụn ở chân mày là tình trạng tương đối phổ biến. Khi đó, da bạn có thể gặp một số tình trạng như nốt mụn sưng đỏ, viêm nhiễm hoặc nổi mụn nhọt trên hoặc xung quanh lông mày.

Chắc hẳn bạn đã biết mụn nổi là do lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi dầu thừa, bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ. Những vùng da có nhiều dầu thừa luôn có nguy cơ nổi mụn cao hơn, bao gồm vùng cằm, mũi, trán và cả xung quanh lông mày. Nếu bạn thắc mắc vì sao mình hay nổi mụn trên lông mày và làm cách nào để “đánh bay” vấn đề da này thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết sau của Hello Bacsi.

4 nguyên nhân chính gây nổi mụn ở chân mày

Mụn nổi ở chân mày là tình trạng các nang lông bên trong và xung quanh lông mày bị tắc nghẽn bởi dầu thừa, tế bào da chết, vi khuẩn và bụi bẩn. Không những vậy, các nốt mụn có thể được hình thành trên lông mày của bạn theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là 4 nguyên nhân gây mụn phổ biến mà bạn không ngờ đến có thể là:

1. Lông mọc ngược

Lông mọc ngược là tình trạng lông bị xoăn và phát triển bên dưới da. Điều này dẫn đến viêm lỗ chân lông và gây ra mụn. Đối với vùng lông mày, bạn có thể gặp phải tình trạng lông mọc ngược và gây mụn ở chân mày do thường xuyên cạo, nhổ, wax lông hoặc xỏ khuyên ở chân mày.

Bạn có thể quan tâm:

Lông mọc ngược có thể tích tụ bụi bẩn, tế bào da chết và vi khuẩn bên trong nang lông. Tình trạng này có thể gây kích ứng da nhẹ hoặc nhiễm trùng. Do đó, bạn cần lưu ý đến những triệu chứng thường gặp khi lông mọc ngược, bao gồm:

  • Vùng da nổi mụn ngứa hoặc đau.
  • Xuất hiện vết sưng màu đỏ hoặc hồng ngày càng lớn.
  • Vết sưng đỏ chứa mủ và có thể nhìn thấy sợi lông bên trong.
  • 2. Mụn ở lông mày do mỹ phẩm, dụng cụ trang điểm

    Nổi mụn ở chân mày
    Thành phần trong một số loại mỹ phẩm có thể gây nổi mụn ở lông mày

    Một số loại mỹ phẩm hoặc đồ trang điểm như phấn, bút kẻ lông mày… có thể chứa những thành phần gây kích ứng da hoặc làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Do đó, nếu bạn thường xuyên trang điểm thì sẽ có nguy cơ nổi mụn ở chân mày cao hơn so với bình thường.

    Bên cạnh đó, cọ trang điểm cũng là tác nhân dễ gây mụn nhất vì chúng tích tụ nhiều bụi bẩn và vi khuẩn có thể truyền sang da khi bạn sử dụng. Vì vậy, bạn nên lưu ý và vệ sinh cọ trang điểm thường xuyên. Việc giữ cho dụng cụ này sạch sẽ là cách cơ bản để hạn chế nguy cơ nổi mụn trên da mặt và cả lông mày.

    3. Bụi bẩn từ tóc

    Kiểu tóc của bạn cũng có thể là “thủ phạm” gây mụn ở chân mày. Đặc biệt là khi bạn để tóc mái ngang khiến tóc luôn chạm vào trán và lông mày, tạo điều kiện để dầu và bụi bẩn từ tóc có thể dễ dàng chuyển sang cho da. Từ đó làm cho lỗ chân lông trên vùng da này bị tắc nghẽn và hình thành mụn viêm.

    Để đối phó với vấn đề này, cách tốt nhất là bạn nên thường xuyên gội tóc mái cho sạch sẽ. Đồng thời, có thể hạn chế sự tiếp xúc giữa tóc và trán, lông mày bằng cách kẹp tóc gọn gàng hoặc dùng băng đô.

    4. Nổi mụn ở lông mày do bệnh lý và lối sống

    Tình trạng nổi mụn ở chân mày có thể liên quan đến rối loạn gan do ăn uống kém hoặc căng thẳng kéo dài. Bên cạnh đó, lối sống không lành mạnh như uống nhiều rượu, ít vận động… có thể làm suy giảm chức năng gan và tích tụ chất độc trong máu. Các chất độc này có thể thâm nhập sang các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả da.

    Bạn có thể quan tâm:

    Cách điều trị mụn ở chân mày an toàn và hiệu quả

    Thông thường, mụn ở chân mày không phải là vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy, bạn có thể dùng sữa rửa mặt và thuốc trị mụn phù hợp với tình trạng da được mua ở các hiệu thuốc. Đây là phương pháp trị mụn cơ bản nhất và đem đến những công dụng như:

    • Giúp lỗ chân lông thông thoáng.
    • Làm sạch tế bào chết và bụi bẩn trên da.
    • Giảm vi khuẩn trên da.
    • Kiểm soát tuyến bã nhờn.
    Nếu mụn ở chân mày phát triển với mức độ nhẹ, bạn có thể dùng thuốc trị mụn không kê đơn chứa các thành phần như benzoyl peroxide hoặc axit salicylic. Ngược lại, nếu bạn nổi mụn nghiêm trọng hoặc không lành khi dùng thuốc không kê đơn thì nên đi bác sĩ da liễu để được hướng dẫn dùng thuốc bôi hoặc thuốc uống có kê đơn.

    Phòng ngừa nổi mụn ở chân mày như thế nào?

    Nổi mụn ở chân mày

    Tình trạng nổi mụn ở chân mày có thể không nghiêm trọng nhưng thường tái đi tái lại. Vì vậy, bạn nên lưu ý một số biện pháp sau để ngăn ngừa mụn phát triển:

    • Tẩy trang đúng cách trước khi đi ngủ.
    • Vệ sinh da bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ 2 lần mỗi ngày.
    • Nên dùng nước ấm để rửa mặt.
    • Gội đầu thường xuyên và hạn chế để tóc đang bẩn chạm vào mặt.
    • Không nên dùng tay chạm lên mặt thường xuyên.
    • Nhổ, cạo hoặc tẩy lông mày đúng cách. Luôn làm dịu vùng da sau khi cạo bằng cách chườm mát và dùng thêm kem dưỡng ẩm.
    • Luôn vệ sinh dao cạo lông mày sạch sẽ trước khi sử dụng để hạn chế vi khuẩn phát triển.
    • Duy trì lối sống lành mạnh như ăn uống đủ chất, tăng cường vận động, tránh dùng chất kích thích như rượu bia…

    Song song đó, bạn cần tránh một số thói quen sau để ngăn ngừa mụn và bảo vệ làn da tốt hơn:

    • Tránh dùng tay hoặc bất kỳ dụng cụ nào để nặn mụn.
    • Không nên tẩy tế bào chết quá thường xuyên.
    • Không dùng các loại mỹ phẩm gây khô da, chứa hương liệu hoặc thành phần gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
    • Không dùng khăn lau mặt bẩn hoặc có chất liệu thô ráp.

    Tình trạng nổi mụn ở chân mày thường do bụi bẩn tích tụ và lỗ chân lông bị tắc nghẽn gây ra. Đây không phải là vấn đề da liễu nghiêm trọng nhưng bạn vẫn cần chăm sóc da đúng cách để ngăn mụn phát triển và tái đi tái lại. Bên cạnh đó, nếu da của bạn nổi mụn nghiêm trọng và ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì cần đi khám với bác sĩ da liễu để được điều trị đúng cách và hiệu quả.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: Tuần trước

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo