backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

PHA là gì trong mỹ phẩm? Tác dụng của PHA cho da

Thông tin kiểm chứng bởi: Đài Trương


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 16/06/2022

PHA là gì trong mỹ phẩm? Tác dụng của PHA cho da

Khi chăm sóc da, việc tìm hiểu tác dụng của từng thành phần trong mỹ phẩm đối với da cũng rất quan trọng. Trong đó bạn có thể đã từng thấy PHA xuất hiện trên bao bì của nhiều sản phẩm chăm sóc da. Vậy PHA là gì và PHA có tác dụng gì cho da? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

PHA là gì trong mỹ phẩm? 

PHA là gì? PHA có tên đầy đủ là Axit polyhydroxy, thuộc thành phần tẩy tế bào chết hoá học. PHA cùng nhóm với thành phần hoá học axit alpha hydroxy (AHA).

PHA phổ biến nhất là gluconolactone, galactose và axit lactobionic. Chúng có kích thước phân tử lớn hơn nhiều so với các AHA phổ biến hơn như axit glycolic và lactic.

Do cấu trúc của PHA lớn hơn nên nó không tập trung thấm sâu vào da. Thay vào đó, PHA chỉ hoạt động ở lớp bên ngoài biểu bì. Vì vậy, thành phần này hạn chế gây kích ứng da, an toàn và nhẹ nhàng hơn so với các loại tẩy tế bào chết hoá học khác.

PHA được sử dụng để tẩy tế bào chết, làm mịn da, giữ ẩm và chống lão hóa da. Ngoài ra, PHA có thể là lựa chọn thay thế an toàn cho những người có làn da nhạy cảm, bao gồm cả những người mắc bệnh hồng ban và bệnh chàm, những người da bị kích ứng khi sử AHA và BHA.

>>> Tìm hiểu: AHA là gì? Công dụng, cách dùng AHA cho người mới bắt đầu

PHA là gì

PHA có tác dụng gì cho da?

Một số người lựa chọn sản phẩm chứa PHA vì những tác dụng của PHA đối với da bạn như:

  • Phù hợp cho người có làn da nhạy cảm: PHA có tác dụng nhẹ nhàng trên da vì chúng có kích thước phân tử lớn hơn. Điều đó có nghĩa các phân tử mất nhiều thời gian hơn để đi sâu vào da và PHA cũng sẽ không tác động sâu trực tiếp như AHA.
  • Không gây kích ứng: Da nhạy cảm khi áp dụng PHA, da không có hiện tượng bị châm chích hay kích thích 
  • Duy trì độ ẩm cho da: PHA là một chất hút ẩm. Chúng có chức năng dự trữ và duy trì độ ẩm trên da. Điều này góp phần giúp da mịn màng sáng màu hơn
  • Khả năng chống viêm: Đây là loại axit có đặc tính tẩy da chết, cũng như có hiệu quả trong việc chống viêm và chống oxy hóa.
  • Chống lại glycation (đường hoá): PHA giúp ngăn ngừa quá trình làm suy yếu collagen và elastin trong da. Từ đó hỗ trợ làm chậm quá trình lão hoá da.

>>> Tham khảo thêm: Galactomyces là gì trong mỹ phẩm? Có tác dụng gì cho da?

PHA khác gì so với AHA and BHA?

Sự khác biệt giữa PHA so với AHA và BHA nằm ở cấu trúc phân tử của chúng.


PHA (axit polyhydroxy như axit lactobionic) hoạt động tương tự như axit alpha-hydroxy nhưng các phân tử của PHA lớn hơn nhiều. Do đó, nó không thể thâm nhập sâu như AHA và BHA. Chúng chỉ hoạt động trên bề mặt da, không ảnh hưởng tới các tế bào sâu dưới da nên ít gây kích ứng hơn.

PHA sẽ gây bong tróc nhẹ và giúp làm sáng da nhẹ cho người dùng hơn. Đặc biệt với loại da khô, da nhạy cảm, hoặc da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời, có thể sử dụng PHA sau đó thoa kem dưỡng ẩm kết hợp sẽ giúp làm sáng da, mịn màng da mà không gây kích ứng.

AHA (axit alpha-hydroxy) bao gồm các axit glycolic, citric và lactic. Các thành phần này đều có điểm mạnh riêng. Chúng chủ yếu đi sâu vào từng tế bào da để lộ làn da sáng hơn từ dưới da. AHA có tác động khá mạnh. Vì vậy, tuỳ vào mục đích sử dụng và mong đợi của bạn. Nếu sử dụng AHA, bạn nên thoa một đến hai lần một tuần để xem da có phản ứng gì không.

Bên cạnh đó, axit BHA (axit beta-hydroxy) có chứa axit salicylic. Loại axit có tác dụng làm thông thoáng lỗ chân lông, hỗ trợ trong điều trị mụn trứng cá hoặc bệnh dày sừng nang lông (keratosis pilaris). 

>>> Đọc thêm: BHA – Sản phẩm tẩy tế bào chết giúp da sáng đẹp mịn màng

PHA là gì

Trong khi đó, PHA axit poly hoặc polyhydroxy là thế hệ mới của AHA. Chúng là một loại AHA đặc biệt giúp tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ da và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa mà không bị kích thích như AHA thế hệ trước

Tác dụng phụ của PHA

PHA hoàn toàn an toàn cho da nếu bạn sử dụng đúng liều lượng và phù hợp với da của mình. Hiện chưa phát hiện bất kỳ tác dụng phụ nào mà PHA gây ra cho da. Bởi thay vì đi sâu vào da của bạn, PHA nhẹ nhàng loại bỏ những bụi bẩn, tế bào chết, dầu thừa trên da. Vì vậy mà PHA trở thành thành phần được yêu chuộng và dễ sử dụng cho hầu hết các loại da. Tuy nhiên, PHA vẫn là một axit nên nếu da bạn là da nhạy cảm, hãy thử dùng trên tay hoặc cổ trước khi áp dụng lên da mặt để đảm bảo an toàn cho làn da

>>> Xem thêm: Dầu khoáng trong mỹ phẩm là gì? Có thực sự gây hại cho da như “đồn đoán”?

Hướng dẫn sử dụng PHA trong mỹ phẩm cho da

PHA được tìm thấy trên rất nhiều sản phẩm như: sữa rửa mặt, toner, dưỡng ẩm, sản phẩm đắp mặt nạ. PHA cần một thời gian vừa đủ tiếp xúc với da để nới lỏng các liên kết giữa các tế bào da ngoài cùng (lớp biểu bì da). PHA có thể được kết hợp vào bất kỳ loại sản phẩm nào như tẩy da chết, mặt nạ hoặc kem dưỡng ẩm,…

Rất nhiều sản phẩm AHA có chứa PHA để giúp làm sạch da, loại bỏ các bụi bẩn, vi khuẩn trên bề mặt da. Đôi khi, PHA được thêm vào như một yếu tố tẩy tế bào chết cho một sản phẩm nào đó, hoặc cũng có thể là một sản phẩm chính riêng biệt.

Lưu ý, bạn không nên mua các các sản phẩm tẩy da chết hóa học riêng biệt và tự trộn với nhau để sử dụng. Điều này có thể phá vỡ các liên kết của các tế bào khỏe mạnh và khiến da bị mỏng và tổn thương.

PHA là gì

PHA là chất linh hoạt nhất trong số các axit, bởi chúng có thể được kết hợp với nhiều phương pháp điều trị khác. Ví dụ như PHA có thể được kết hợp với retinoids khi điều trị mụn trứng cá hoặc tình trạng lão hoá sớm. Hay kết hợp PHA với hydroquinone để cải thiện sắc tố da. Ngoài ra, sau khi điều trị bằng các phương pháp điều trị thẩm mỹ như laser và microdermabrasion, bạn cũng có thể sử dụng PHA nhưng điều này chỉ nên thực hiện khi có sự tham vấn của bác sĩ da liễu.

Bạn có thể nhận biết PHA khi kiểm tra trên bao bì khi xuất hiện các thành phần như:

  • Gluconolactone
  • Lactobionic axit
  • Galactose

Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giải đáp thắc mắc PHA là gì trong mỹ phẩm để trang bị cho mình kiến thức da liễu, có cách chăm sóc và sử dụng các sản phẩm phù hợp cho tình trạng da của mình.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Thông tin kiểm chứng bởi:

Đài Trương


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 16/06/2022

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo