backup og meta

Azelaic Acid là gì? Thần dược trị mụn, mờ thâm ít ai biết

Azelaic Acid là gì? Thần dược trị mụn, mờ thâm ít ai biết

Thông thường, khi nhắc đến hoạt chất trị mụn, hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến Retinol hay Tretinoin. Tuy nhiên có 1 thành phần trị mụn khác ít gây kích ứng cho da, độ lành tính cao mà bạn ít ngờ đến đó chính là Azelaic Acid.

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về hoạt chất Azelaic Acid trị thâm, giúp làm đều và sáng màu da hiệu quả an toàn nhé!

Azelaic Acid là gì?

Azelaic Acid là một axit tự nhiên được tìm thấy trong các loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì và lúa mạch đen. Với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, thành phần này còn giúp điều trị hiệu quả các bệnh về da như mụn trứng cá và bệnh trứng cá đỏ. Ngoài ra, hoạt chất này còn có thể ngăn ngừa các đợt mụn bùng phát và làm sạch vi khuẩn từ lỗ chân lông, từ đó giúp hạn chế nguyên nhân gây ra mụn.

azelaic acid

Azelaic Acid phù hợp với đối tượng nào?


Nhìn chung, bất cứ ai có làn da bị mụn trứng cá, mắc bệnh rosaceachứng tăng sắc tố da đều nên sử dụng. Bên cạnh đó, Azelaic Acid còn được khuyên dùng cho mọi loại da.

Tuy nhiên, đối với các mẹ còn trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu của thai kỳ) không nên sử dụng thành phần này. Ngoài ra, các mẹ nên tuân theo chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ trước khi muốn sử dụng.

Cơ chế hoạt động của Azelaic Acid trong việc điều trị mụn

Azelaic Acid hoạt động bằng cách:

  • Làm sạch lỗ chân lông khỏi vi khuẩn có thể gây kích ứng cho da hoặc nổi mụn
  • Giảm viêm da, vì thế mụn ít xuất hiện hơn, da bớt đỏ và giảm bớt vấn đề da kích ứng
  • Nhẹ nhàng thúc đẩy thay đổi tế bào da giúp da mau lành hơn và cải thiện tình trạng sẹo da.

Azelaic Acid có tác dụng gì?

azelaic acid

  • Điều trị sẹo mụn: Azelaic Acid thường được sử dụng để điều trị sẹo mụn nhờ khả năng thúc đẩy sự thay đổi tế bào trên da, giúp giảm thiểu tình trạng sẹo mụn nghiêm trọng.
  • Làm sáng da: Thành phần này giúp ngăn chặn quá trình tổng hợp melanin, giảm đi các sắc tố hình thành, thay vào đó thay đổi màu da của bạn.
  • Giảm tăng sắc tố da: Sau khi mụn bùng phát, tình trạng viêm da có thể dẫn đến chứng tăng sắc tố trên một số vùng da của bạn. Vì thế sử dụng Azelaic Acid có khả năng ngăn tế bào da đổi màu. Theo nghiên cứu năm 2011, Azelaic Acid có thể dùng để điều trị mụn trứng cá, đồng thời giúp loại bỏ chứng tăng sắc tố da gây ra bởi loại mụn này.
  • Làm sáng và đều màu da: Với đặc tính giúp điều trị chứng tăng sắc tố do viêm da, Azelaic Acid có công dụng làm sáng màu da bị sạm màu bởi các sắc tố melanin. Theo một nghiên cứu khác, sử dụng Azelaic Acid làm sáng da ở những vùng da loang lổ hoặc lấm tấm đốm nâu do hắc tố đã được chứng minh là đem lại hiệu quả cho da.
  • Chữa bệnh rosacea: Giúp làm giảm viêm, và điều trị hiệu quả các triệu chứng của bệnh rosacea. Các nghiên cứu lâm sàng chứng minh rằng các loại gel có chứa Azelaic Acid cải thiện liên tục tình trạng da sưng tấy, da nổi các mạch máu do bệnh rosacea gây ra.

>>> Bạn có thể quan tâm: Niacinamide trong mỹ phẩm có công dụng gì đối với làn da?

Cách dùng và liều lượng dùng Azelaic Acid trong mỹ phẩm

Để thúc đẩy hiệu quả dưỡng da, đầu tiên bạn nên sử dụng AHA (như axit glycolic hoặc axit lactic), BHA (axit salicylic) hoặc retinol trước để da dễ hấp thu Azelaic Acid hơn. Sau đây là cách dùng Azelaic Acid mà bạn có thể tham khảo:

  • Rửa sạch vùng da bị mụn bằng nước ấm và lau khô trước khi thoa Azelaic Acid. Sau đó, bạn sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ để làm sạch da mặt.
  • Bạn cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thoa bất kỳ sản phẩm nào lên mặt.
  • Thoa một lượng nhỏ lên vùng da bị ảnh hưởng, sau đó tán đều toàn mặt và để da khô tự nhiên.

Liều lượng Azelaic acid phù hợp cho trẻ trên 12 tuổi và người lớn còn tuỳ vào tình trạng da như:

  • Đối với tình trạng mụn trứng cá: Nên áp dụng kem Azelaic acid có nồng độ 20% 2 lần/ngày, sáng và tối. Và theo các bước làm sạch trên
  • Đối với mụn trứng cá đỏ: Áp dụng gel Azelaic acid có nồng độ 15% lên da 2 lần/ngày, sáng và tối. Và áp dụng tương tự các bước theo hướng dẫn trên. Trong khoảng thời gian điều trị, bạn cũng nên lưu ý chế độ ăn uống hạn chế gây ban đỏ và các vấn đề da khác trên da

Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng nên tránh sử dụng Astringent hoặc sữa rửa mặt làm sạch sâu trong khi bạn đang dùng các sản phẩm có chứa Azelaic Acid.

Tần suất sử dụng

Thông thường, bạn có thể thoa Azelaic Acid 2 lần/ ngày (sáng và tối), nhưng điều này cũng sẽ thay đổi tùy theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, bạn chỉ nên sử dụng 1 lần/ ngày nhằm hạn chế tình trạng kích ứng da.

>>> Bạn có thể quan tâm: Ceramide là gì? Công dụng của ceramide trong mỹ phẩm

Tác dụng phụ

Axit azelaic có thể gây ra các tác dụng phụ, bao gồm:

  • Da bị bỏng hoặc cảm thấy ngứa ran
  • Da mặt bị bong tróc tại vị trí khi thoa
  • Da bị khô hoặc nổi mẩn đỏ

Một số tác dụng phụ thường ít gặp hơn bao gồm:

  • Da phồng rộp hoặc bị bong tróc
  • Da bị kích ứng và sưng tấy
  • Cảm thấy đau ở các vùng khớp
  • Da bị phát ban và ngứa
  • Sốt
  • Bị khó thở

Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy ngay lập tức ngừng sử dụng và thăm khám bác sĩ da liễu để nhận được hỗ trợ kịp thời.

Ngoài ra, việc thoa kem chống nắng cho da khi ra ngoài luôn là điều hết sức quan trọng. Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt lưu ý khi thoa các sản phẩm có chỉ số chống nắng SPF 50 trở lên kết hợp với Azelaic Acid. Nguyên nhân là vì nếu bạn không che chắn cẩn thận, bạn có thể bị mỏng da, khiến da nhạy cảm và dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Bao lâu thì phát huy tác dụng? 

Azelaic Acid không phải là hoạt chất mà bất kỳ ai cũng có thể phù hợp để sử dụng. Do khả năng hoạt động chậm (khoảng 3-4 tuần) và hiệu quả thường không thấy ngay, do đó hoạt chất này thường được bác sĩ kê đơn cùng với các treatment trị mụn khác để bổ trợ.

>>> Bạn có thể quan tâm: AHA là gì? Công dụng, cách dùng AHA cho người mới bắt đầu

Azelaic Acid nên và không nên kết hợp với hoạt chất nào?

Azelaic Acid có thể tác dụng hiệu quả khi kết hợp với Axit alpha-hydroxy (AHA), axit beta-hydroxy (BHA) và retinol. Ngoài ra, thành phần này cũng được xem là an toàn khi dùng kết hợp với hầu hết các thành phần chăm sóc da khác. 

So sánh hiệu quả của Azelaic Acid với các hoạt chất trị mụn khác

azelaic acid

Theo một nghiên cứu trước đó, kem dưỡng Azelaic Acid có hiệu quả tương đương với benzoyl peroxide và tretinoin (Retin-A) trong việc điều trị mụn trứng cá. 

Ngoài ra, hoạt chất này cũng hoạt động nhẹ nhàng hơn axit alpha hydroxy (AHA), axit glycolic và axit salicylic. Vì thế, ít làm kích ứng da nên có thể phù hợp ngay cả với những bạn có làn da nhạy cảm.

Azelaic Acid là một axit tự nhiên có tác động nhẹ hơn một số loại axit dưỡng da trên thị trường thường dùng để điều trị mụn. Hoạt chất này cần phải mất một khoảng thời gian để phát huy công dụng, vì thế bạn cần kiên trì sử dụng đều đặn để cảm nhận hiệu quả rõ rệt.

Nồng độ sử dụng

Axit azelaic có công dụng kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trên da của bạn. Sử dụng các sản phẩm chứa Azelaic Acid với nồng độ từ 15% đến 20% có thể giúp làm giảm lượng vi khuẩn tích tụ trên da.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng

  • Bạn không nên sử dụng các sản phẩm Azelaic Acid cho trẻ em dưới 12 tuổi trừ khi bác sĩ yêu cầu vì hiện vẫn chưa có thông tin an toàn rõ ràng.
  • Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể khiến da bạn đỏ hoặc ửng đỏ khi bạn đang dùng Azelaic Acid. Vì thế, bác sĩ có thể yêu cầu bạn cần tránh thức ăn cay, cà phê, trà hay rượu.
  • Khi bị dính sản phẩm vào mắt, mũi, miệng, bạn cần ngay lập tức rửa sạch bằng nước và đến bác sĩ kiểm tra nếu ở các vùng da này bị đỏ, hoặc mắt bị đau.

Azelaic acid có trong sản phẩm nào?

Một số sản phẩm phổ biến trên thị trường mà bạn có thể tham khảo:

  • Kem dưỡng giảm thâm mụn The Ordinary – Azelaic Acid Suspension 10%
  • Gel giảm mụn và làm mờ vết thâm Paula’s Choice 10% Azelaic Acid Booster
  • Derma forte: Azelaic 20% dạng gel
  • ….

>>> Bạn có thể quan tâm: Hyaluronic Acid là gì? Công dụng của Hyaluronic Acid trong mỹ phẩm

Tình trạng mụn trứng cá, da không đều màu, bệnh trứng cá đỏ và các tình trạng da viêm nhiễm khác đều đã được chứng minh hiệu quả khi sử dụng với Azelaic Acid. Tuy nhiên trước khi sử dụng, bạn cần tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn sử dụng và liều lượng từ bác sĩ da liễu.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

The Development of Analytical Method for the Determination of Azelaic Acid Content in Cosmetic Cream Products https://iopscience.iop.org/article/10.1088/1757-899X/299/1/012011 Ngày truy cập: 17/11/2021

Azelaic acid https://dermnetnz.org/topics/azelaic-acid Ngày truy cập: 17/11/2021

Azelaic acid: An update https://www.jaad.org/article/S0190-9622(04)02843-9/fulltext Ngày truy cập: 17/11/2021

Azelaic Acid topical https://www.uofmhealth.org/health-library/d03848a1 Ngày truy cập: 17/11/2021

Azelaic acid. A review of its pharmacological properties and therapeutic efficacy in acne and hyperpigmentary skin disorders https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1712709/ Ngày truy cập: 17/11/2021

Azelaic Acid Topical https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a603020.html Ngày truy cập: 17/11/2021

Phiên bản hiện tại

28/09/2022

Tác giả: Vy Nguyễn

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thị Cẩm Trinh

Cập nhật bởi: Trần Thùy Linh


Bài viết liên quan

Mụn ở quai hàm: Nguyên nhân và cách trị mụn như thế nào?

7 cách đắp mặt nạ tía tô sáng da, trị mụn


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thị Cẩm Trinh

Da liễu · Bệnh Viện Da Liễu Tp Cần Thơ


Tác giả: Vy Nguyễn · Ngày cập nhật: 28/09/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo