Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
Mụn trứng cá đỏ là một bệnh mãn tính (dài hạn) ảnh hưởng đến da và thường đến mắt. Để ngăn ngừa và điều trị mụn trứng cá đỏ hiệu quả, bạn nhớ đừng bỏ qua các thông tin sau.
Mụn trứng cá đỏ thường ảnh hưởng đến mặt nhiều nhất. Da trên các bộ phận khác của cơ thể rất hiếm khi bị ảnh hưởng. Đặc trưng của bệnh là nổi các mụn đỏ, và khi đến giai đoạn cuối da sẽ dày lên. Tình trạng này có thể khiến bạn mất tự tin vào vẻ ngoài của mình.
Hello Bacsi sẽ giúp bạn ngăn ngừa và điều trị tình trạng này hiệu quả hơn với các thông tin sau đây.
Mụn trứng cá đỏ là tình trạng da phổ biến gây đỏ da và khiến các mạch máu trở nên rõ hơn trên da. Tình trạng này cũng có thể gây ra những vết sưng nhỏ, đỏ và đầy mủ. Những dấu hiệu này có thể bùng phát từ một vài tuần đến vài tháng và sau đó giảm dần trong một thời gian. Mụn trứng cá đỏ thường dễ bị nhầm lẫn với mụn trứng cá, tình trạng dị ứng hoặc các vấn đề về da khác.
Bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng mụn trứng cá đỏ. Tuy nhiên, bạn sẽ có nguy cơ cao hơn nếu:
Mỗi kiểu mụn trứng cá đỏ sẽ có các triệu chứng riêng biệt sau đây:
Các dấu hiệu có thể gặp phải bao gồm:
Các dấu hiệu có thể gặp phải bao gồm:
Mụn trứng cá đỏ dạng này khá hiếm. Các dấu hiệu có thể gặp phải bao gồm:
Các dấu hiệu có thể gặp phải bao gồm:
Nguyên nhân của tình trạng chưa được xác định rõ. Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, mụn trứng cá đỏ có thể liên quan đến vấn đề di truyền, hệ miễn dịch hoặc dị ứng.
Một số nguyên nhân khác có thể làm cho các triệu chứng bệnh của bạn trở nên nặng hơn gồm:
Mặc dù không có cách chữa bệnh khỏi hoàn toàn, nhưng mụn trứng cá đỏ hoàn toàn có thể được kiểm soát. Bác sĩ da liễu sẽ tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn bạn gặp phải như ăn nhiều thức ăn cay hay sinh hoạt trong môi trường quá nóng và dựa vào đó để đưa ra liệu trình hợp lý.
Mục tiêu của điều trị là để kiểm soát bệnh, giảm triệu chứng và giảm các tổn thương xuất hiện trên da của bệnh nhân. Thời gian điều trị có thể mất vài tuần hoặc vài tháng trước khi làn da có sự cải thiện.
Một số bác sĩ sẽ kê toa loại kháng sinh bôi trực tiếp vào da. Đối với những bệnh nhân nặng hơn, bác sĩ thường kê đơn uống kháng sinh. Triệu chứng sẩn và mụn mủ của mụn trứng cá đỏ có thể được điều trị nhanh chóng, nhưng các mẩn đỏ ít có khả năng cải thiện hơn.
Bạn cũng cần lưu ý đến các thói quen hàng ngày để kiểm soát tình trạng mụn hiệu quả hơn. Hãy luôn dùng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên khi ra ngoài và hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi có ý định sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là các sản phẩm dạng hạt.
Sống chung với mụn trứng cá đỏ là không quá khó khăn nếu bạn hiểu rõ bản thân nên làm gì để kiểm soát tình trạng mụn. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn tự tin hơn với làn da của mình.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!