🔥 Bài đăng hot nhất

Khi nào cần điều trị COVID-19 tại nhà?

Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp ở Việt Nam , BYT đã chủ trương thí điểm việc theo dõi, điều trị tại nhà cho một số các bệnh nhân Covid - 19 đáp ứng đủ điều kiện. Mọi người có thắc mắc “người nhiễm Covid-19 điều trị tại nhà trong trường hợp nào?” và “Cách điều trị Covid-19 tại nhà là gì?” như mình không?
Mình cũng đã tìm hiểu và xin chia sẻ một số thông tin cho các bạn quan tâm. Mong chia sẻ này hữu ích giúp các bạn có tinh thần lạc quan hơn và chúng ta sớm vượt qua Covid-19.

Với những trường hợp điều trị tại nhà này, đa phần người bệnh sẽ không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ. Do đó, các cách điều trị Covid-19 chính thường là:
- Nghỉ ngơi tại giường. Đảm bảo không gian thông thoáng, mở cửa sổ, không dùng điều hòa
- Vệ sinh mũi họng, giữ ẩm mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý, súc miệng họng bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường
- Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng nước điện giải
- Đảm bảo dinh dưỡng, nâng cao thể trạng, bổ sung thêm dinh dưỡng nếu cần
- Hạ sốt nếu sốt cao, có thể dùng paracetamol 10 – 15mg/1kg cân nặng/lần nhưng cần đảm bảo liều lượng không quá 60mg/ngày cho trẻ nhỏ và không quá 2g/ngày cho người lớn
- Giảm ho bằng các thuốc giảm ho thông thường nếu cần
- Thực hiện xét nghiệm RT-PCR tại nhà vào ngày thứ 14 và 21. Thông tin về chẩn đoán và xét nghiệm COVID-19, các bạn tham khảo thêm tại đây: https://hellobacsi.com/benh-truyen-nhiem/coronavirus/chan-doan-covid-19/

Các trường hợp F0 được điều trị tại nhà hay F1 được cách ly y tế tại nhà cần được giám sát bởi cơ quan y tế địa phương và nơi làm việc. Bạn sẽ cần theo dõi các triệu chứng của bản thân, nếu có các dấu hiệu bất thường sau cần báo ngay cho cán bộ y tế để được hướng dẫn cách chăm sóc hay đưa vào bệnh viện điều trị:
- Khó thở
- Đau hoặc tức ngực
- Tím tái
- Choáng váng, hôn mê

Hiện Sở Y tế TP. HCM triển khai thí điểm cách ly, điều trị tại nhà các trường hợp F0, F1:
- Không có triệu chứng, đang điều trị tại bệnh viện, có kết quả xét nghiệm RT-PCR ngày 10 có kết quả âm tính hoặc còn dương tính nhưng tải lượng virus thấp, không còn nguy cơ lây nhiễm (hoặc rất thấp)
- Là nhân viên y tế hay người bị lây nhiễm nhưng không có triệu chứng. Người bệnh tự theo dõi về tình trạng sức khỏe, báo cáo với cơ quan theo dõi y tế hàng ngày và thực hiện xét nghiệm theo quy định.

Nếu điều trị Covid-19 tại nhà, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng dịch để tránh lây nhiễm cho người thân, đặc biệt là những người trên 65 tuổi hoặc những người đang mắc các bệnh lý mạn tính:
- Cố gắng ở yên một chỗ trong nhà, sử dụng phòng ngủ và phòng tắm riêng
- Che miệng khi ho và hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay.
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người thân
- Rửa tay thường xuyên
- Không dùng chung đĩa, cốc, dụng cụ ăn uống, khăn tắm hoặc bộ khăn trải giường với bất kỳ ai.
Khi nào cần điều trị COVID-19 tại nhà?Khi nào cần điều trị COVID-19 tại nhà?
20
6.7k
2 Bình luận

2 bình luận

Cảm ơn chị nhé. Bài hay quá ạ
2 năm trước
Thích
Trả lời
Tình hình dịch căng thẳng quá. Ngày nào cũng thấy số người mắc tăng cao. Mọi người giữ gìn sức khỏe nhé
2 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!