backup og meta

Tác dụng phụ của insulin trong quá trình điều trị tiểu đường - Bạn đã biết cách kiểm soát?

Tác dụng phụ của insulin trong quá trình điều trị tiểu đường - Bạn đã biết cách kiểm soát?

Bạn có thể chưa từng lo lắng về tác dụng phụ của insulin khi sử dụng nó để kiểm soát bệnh tiểu đường và mức đường trong máu. Với tên gọi có vẻ giống như một hợp chất tự nhiên khiến bạn quên rằng nó là một loại thuốc và bạn hoàn toàn có thể gặp phải phản ứng dị ứng hay các tác dụng phụ khác của insulin.

Mặc dù hầu hết những người sử dụng insulin không bị tác dụng phụ nào đáng kể, bạn vẫn cần phải nhận thức được các biến chứng tiềm ẩn trong trường hợp chúng xảy ra.

Triệu chứng và mức độ phản ứng dị ứng với insulin

Một số ít bệnh nhân dùng insulin đã trải qua phản ứng dị ứng.

  • Nếu sau khi tiêm insulin, bạn nhận thấy vùng da xung quanh chỗ tiêm sưng lên hay chuyển sang màu đỏ, phát ban, ngứa, cùng với đó là cả mặt và môi bắt đầu sưng lên thì đó là tình trạng dị ứng với insulin.
  • Nếu tác dụng phụ của insulin đe dọa tính mạng thông qua các triệu chứng như sưng lưỡi, đau thắt ngực, khó thở, chóng mặt, hoặc ngất xỉu bạn nên được nhập viện ngay lập tức để cấp cứu và điều trị.

Tuy nhiên, dị ứng với insulin rất hiếm gặp.

tác dụng phụ của insulin

Hạ đường huyết là tác dụng phụ lớn nhất của insulin

Hạ đường huyết là tác dụng không mong muốn của insulin thường gặp và nghiêm trọng nhất, xảy ra ở khoảng 16% bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và 10% bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

Hạ đường huyết nghiêm trọng thường có biểu hiện ban đầu là lú lẫn, vã mồ hôi, tim đập nhanh; nghiêm trọng hơn là co giật, hôn mê, suy giảm thần kinh và thậm chí dẫn tới tử vong.

Nếu có nguy cơ hạ đường huyết hoặc không nhận ra các dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết, bạn có thể cần theo dõi lượng đường trong máu hoặc nước tiểu thường xuyên. Nguy cơ bị hạ đường huyết sẽ cao hơn nếu bạn sử dụng quá nhiều insulin hoặc tiêm insulin liên tục.

Bệnh tiểu đường và phương pháp điều trị tiểu đường ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn rất nhiều. Bạn hãy cố gắng để tránh lượng đường ở mức rất thấp (hạ đường huyết) hoặc rất cao (tăng đường huyết).

Bạn có thể bị hạ đường huyết sau khi sử dụng insulin. Vì nhiệm vụ của insulin là để hạ đường huyết, nhưng nó có khả năng làm việc quá tốt khiến lượng đường trong máu giảm quá nhiều. Điều quan trọng là học cách nhận biết các triệu chứng của hạ đường huyết. Bạn có thể kiểm tra mức đường trong máu bằng máy đo đường huyết. Nếu thấy đường huyết giảm, bạn sử dụng các loại carbohydrate tác dụng nhanh để xử lý trường hợp đường huyết thấp. Carbohydrate tác dụng nhanh gồm nước hoa quả, kẹo, bánh quy, nho khô, nước ngọt thông thường.

Với những người bị hạ đường huyết nghiêm trọng và không thể ăn uống bất kỳ thứ gì cần được tiêm glucagon khẩn cấp.

Bác sĩ và đội ngũ điều trị bệnh tiểu đường là nguồn lực tốt nhất giúp bạn học cách nhận biết các tác dụng phụ của insulin và kiểm soát dị ứng hiệu quả.

Các tác dụng phụ khác của insulin

Tác dụng phụ của insulin khác bao gồm tăng cân, tương tác với các thuốc khác, đau đầu và buồn nôn…

tăng cân do tác dụng phụ của insulin

Tăng cân có thể là do cơ thể sử dụng hiệu quả hơn lượng calo trong quá trình điều trị insulin, gợi ý bạn nên thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục. Những bệnh nhân đang điều trị insulin liều cao có nhiều khả năng bị tăng cân hơn.

Một số người gặp tình trạng da bị lõm hoặc dày da tại nơi tiêm.

Bên cạnh đó, uống một số loại thuốc tiểu đường trong khi đang dùng insulin có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim nghiêm trọng. Vì vậy, hãy cho bác sĩ biết nếu đang uống bất kỳ thuốc nào khác. Insulin cũng nên được sử dụng thận trọng ở người từng mắc bệnh gan, thận hoặc suy tim.

Ngoài ra, mỗi loại insulin có thể có những tác dụng phụ riêng. Khi bạn bắt đầu sử dụng một loại insulin mới, hãy đọc thông tin dành cho bệnh nhân để xác định các tác dụng phụ phổ biến của loại insulin đó.

Vì phản ứng với insulin là không phổ biến, bạn nên nhận thức các tác dụng phụ tiềm ẩn. Biết cách nhận ra cơ thể đang có phản ứng dị ứng hay hạ đường huyết sau khi tiêm insulin rất quan trọng đối với sức khỏe vì bạn sẽ phải sống chung với bệnh tiểu đường cả đời.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Insulin Side Effects https://www.diabetes.co.uk/insulin/insulin-side-effects.html Ngày truy cập 12/1/2022

Insulin (Parenteral Route) – Side Effects https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/insulin-parenteral-route/side-effects/drg-20069501 Ngày truy cập 12/1/2022

Insulin Regular https://www.drugs.com/insulin.html Ngày truy cập 12/1/2022

Human Insulin Injection https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a682611.html Ngày truy cập 12/1/2022

Insulin Side Effects. http://www.drugs.com/sfx/insulin-side-effects.html. Ngày truy cập 10/11/2015

Phiên bản hiện tại

12/01/2022

Tác giả: Giang Lê

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Vị trí và cách tiêm insulin bằng ống tiêm có thể bạn chưa biết

Cách xử lý và phòng tránh dùng insulin quá liều


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 12/01/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo