Triệu chứng hạ đường huyết ban đêm
Một số người gặp phải tình trạng tụt đường huyết trong khi ngủ. Mức đường máu hạ xuống thấp trong vài giờ và gây ra các triệu chứng như:
- Òa khóc
- Gặp ác mộng
- Đổ mồ hôi đầm đìa, ướt cả quần áo và ga giường
- Sau khi tỉnh giấc thấy rất mệt mỏi, cáu gắt hoặc kích động
Đôi khi những người này vẫn ngủ tiếp, không bị tỉnh giấc giữa chừng và không cảm thấy triệu chứng hạ đường huyết nào. Tuy nhiên, thực tế thì hạ đường huyết đã ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, khiến cho tâm trạng cũng như khả năng làm việc bị ảnh hưởng xấu. Họ cũng thường ít gặp dấu hiệu hạ đường huyết vào ban ngày hơn.
Nhóm người hay bị hạ đường huyết trong khi ngủ có thể do:
- Đã vận động quá nhiều vào ban ngày
- Hoạt động thể chất gần giờ đi ngủ
- Bệnh nhân tiểu đường dùng quá nhiều insulin. Đôi khi vẫn đúng liều nhưng lại tiêm sai cách (tiêm sâu vào bắp thay vì mô mỡ) khiến lượng thuốc nhanh chóng hấp thu và tăng cao làm đường huyết tụt xuống.
- Uống rượu vào buổi tối hoặc ban đêm.
- Bỏ ăn tối
Hạ đường huyết mà không có triệu chứng
Một số người khác lại bị hạ đường huyết nhưng không hề có biểu hiện gì. Điều này thường gặp ở những người:
- Đã mắc bệnh tiểu đường trên 5 – 10 năm
- Khi đo đường huyết thường xuyên ghi nhận chỉ số thấp
- Đang dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chẹn beta điều trị cao huyết áp.
Nếu trong các trường hợp này, bạn nên kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên, đặc biệt là trước khi lái xe, trèo cao hoặc thực hiện các hoạt động thể chất. Vì đôi khi đường huyết sẽ hạ xuống mức trầm trọng trong khi đang vận động hoặc làm việc, gây nguy hiểm cho bạn.

Chủ động phòng ngừa và điều trị hạ đường huyết
Không khó để kéo đường huyết lên ngay lập tức. Nếu bản thân bạn có nguy cơ gặp phải tình trạng này, đặc biệt là khi đang điều trị tiểu đường, hãy:
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!