backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không, ăn gì thay cơm?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đoàn Thị Tuyết Mai · Khoa nội tiết · Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam


Tác giả: Thu Trang · Ngày cập nhật: 18 giờ trước

Người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không, ăn gì thay cơm?

Cơm trắng là thực phẩm quen thuộc của người Việt Nam. Vì vậy mà người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không vẫn còn đang là thắc mắc của nhiều người. 

Hãy đọc bài viết dưới đây để biết người bệnh tiểu đường ăn cơm được không và lượng cơm cho người tiểu đường phù hợp. Ngoài ra, Hello Bacsi cũng sẽ gợi ý cho bạn bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm.

Người bệnh tiểu đường ăn cơm được không?

người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không

Cơm trắng là loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate, ít chất xơ và chỉ số đường huyết cao, có nghĩa là nó có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Do đó, khi ăn nhiều cơm trắng, lượng đường này sẽ hấp thu nhanh vào máu, làm tăng nguy cơ dẫn đến tiểu đường và làm bệnh tiểu đường trầm trọng hơn.

  • Bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn những loại thực phẩm giàu carbohydrate (tinh bột) như ngũ cốc, mỳ ống, cơm và các loại rau củ chứa tinh bột nhưng phải với một thực đơn hợp lý và điều độ.
  • Nếu đề ra mục tiêu carbohydrate cho mỗi bữa khoảng 45-60 gram thì lượng cơm cho người tiểu đường nên là một chén cơm.
  • Những bữa ăn nên bao gồm các loại protein và chất béo tốt cho sức khỏe. Điều này cũng giúp làm giảm tác động của cơm trắng trong việc làm tăng đường huyết.
Như vậy, người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không? Bệnh nhân không cần bỏ cơm trắng hoàn toàn mà cần điều chỉnh lượng cơm cho người tiểu đường sao cho phù hợp, có thể là ít hơn người bình thường.

Người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không, ăn gì thay cơm

Ngày nay có nhiều thông tin gây nhiễu loạn là người tiểu đường phải bỏ cơm hay bún,… Bệnh tiểu đường ăn kiêng như thế nào thì không có lời khuyên nào là tuyệt đối, chỉ có là loại thực phẩm nào nên hạn chế và kiểm soát lượng ăn vào. Cũng giống như việc bạn có thể ăn cơm trắng nhưng nên thay bằng cơm lứt, các loại ngũ cốc nguyên hạt,… và ăn ở một lượng vừa đủ.

Gạo dành cho người tiểu đường tốt hơn gạo trắng

gaọ lứt

Bên cạnh việc quan tâm câu hỏi người bị tiểu đường có nên ăn cơm không thì nhiều người cũng băn khoăn khi bị tiểu đường nên ăn gì thay cơm. Những loại thực phẩm chứa càng nhiều đường bột làm tăng đường huyết nhanh hơn, nên hạn chế. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn kết hợp với những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp khác.

Một số giống gạo khác có thể thay thế cơm trắng:

  • Gạo lứt, có chỉ số đường huyết thấp hơn và chứa nhiều chất xơ, sẽ là một sự lựa chọn lý tưởng.
  • Một số loại gạo hạt dài, gạo hấp (gạo được hấp trong môi trường có áp suất cao để cho một phần cám hay các chất dinh dưỡng bao quanh hạt gạo chui vào bên trong)
  • Gạo basmati (giống gạo Ấn Độ và Pakistan có bán tại Việt Nam) cũng có chỉ số đường huyết thấp hơn so với gạo trắng.

Nhiều người thường nghĩ bỏng gạo hay bánh gạo là những món ăn kiêng cho người tiểu đường thay cơm, tuy nhiên chúng lại có chỉ số đường huyết thực phẩm tương đối cao và không phải là sự lựa chọn tốt cho sức khỏe.

Thực phẩm có chứa nhiều chất xơ giúp điều hòa lượng đường huyết, thúc đẩy sức khỏe đường ruột và có thể giảm lượng cholesterol. Ngũ cốc nguyên hạt có nhiều chất xơ hơn so với các loại ngũ cốc tinh chế.

Người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không còn phụ thuộc vào cách chế biến

Phân loại gạo lứt theo chất gạo

Người bệnh tiểu đường ăn cơm được không cũng còn tùy thuộc vào cách bạn chế biến. Bạn có thể ăn kèm gạo lứt với các loại thực phẩm khác như đậu đỏ, hay thực phẩm giàu đạm và chất béo tốt cho sức khỏe để có thể cân bằng lượng đường huyết.

Cách nấu cơm cho người tiểu đường từ gạo lứt như sau:

  • Tỉ lệ 1,5 chén nước cho 1 chén gạo
  • Cho gạo và nước vào nồi mở nắp và nấu cho đến sôi
  • Đậy nắp và đun sôi chừng 20 phút
  • Tắt bếp và mở nắp cho cơm nguội bớt ít nhất 10 phút.

Để tăng thêm hương vị, bạn nên cho thêm vào gia vị, rau thơm, rau củ và một ít hạt như hạnh nhân thái lát.

Bạn có thể để cơm gạo lứt vào trong tủ lạnh để dùng cho các lần sau bằng cách hâm lại trong lò vi sóng.

Tiểu đường ăn gì thay cơm? Một số gợi ý khác

hạt diêm mạch

Khi hiểu vấn đề người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không, bạn sẽ biết rằng nên chọn các loại thực phẩm vừa cung cấp tinh bột, vừa bổ sung thêm chất xơ để hạn chế làm biến động đường huyết sau ăn.

  • Các loại rau củ thường rất giàu chất xơ, vitamin và các dưỡng chất khác mà lại ít carbohydrate. Bạn nên thêm chúng vào bữa ăn. Ví dụ, 1/2 chén cơm chứa đến 22g carbohydrate trong khi một chén bí đao chỉ chứa vỏn vẹn 8g.
  • Bạn cũng có thể thay thế một phần cơm bằng súp lơ, nấm và cà tím.
  • Hạt diêm mạch (có bán ở Việt Nam) có chứa lượng carbohydrate tương đương với cơm nhưng lại có nhiều hơn protein và một vài chất xơ cũng là một lựa chọn tốt cho bạn.

Gợi ý thực đơn thay thế cơm trắng cho người tiểu đường

Nếu bạn vẫn băn khoăn tiểu đường ăn cơm được không vì không biết nên ăn món nào thay thế cơm mà vẫn no lâu, đảm bảo năng lượng làm cả ngày dài thì đừng quá lo lắng, có rất nhiều thực đơn mà bạn có thể chọn để thay thế cơm cho người tiểu đường trong mỗi bữa ăn. Dưới đây là 2 ví dụ:

Súp lơ xào ăn thay cơm

Nguyên liệu

  • Dầu ăn;
  • Hành;
  • Súp lơ;
  • Chanh;
  • Gia vị.

Cách thực hiện

Sơ chế súp lơ. Sau đó, xào súp lơ với một ít dầu và hành từ 3-5 phút cho tới khi hành chuyển sang màu vàng nâu và súp lơ mềm vừa phải. Nêm một ít muối, tiêu, nước cốt chanh và rau thơm.

Hạt diêm mạch nấu với rau mùi và chanh

Nguyên liệu

  • Dầu hạt cải canola;
  • Hành;
  • Tỏi;
  • Hạt diêm mạch;
  • Nước hầm gà ít muối;
  • Nước chanh;
  • Ngò tươi.

Cách thực hiện

Phi hành và tỏi với một ít dầu. Giảm nhiệt độ và xào sơ hạt diêm mạch trong khoảng 2 phút. Thêm nước hầm gà và nước chanh rồi chờ cho đến khi sôi. Sau đó giảm nhiệt và đun sôi thêm 15 phút nữa. Cho thêm một ít chanh và ngò tươi rồi tắt bếp.

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ vấn đề người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không và cách chế biến, cũng như có thực đơn dinh dưỡng và phù hợp nhất nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Đoàn Thị Tuyết Mai

Khoa nội tiết · Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam


Tác giả: Thu Trang · Ngày cập nhật: 18 giờ trước

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo