backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi có thật sự hiệu nghiệm?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Vũ · Ngày cập nhật: 29/10/2021

    Chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi có thật sự hiệu nghiệm?

    Nhiều người quan ngại rằng ăn tỏi có tăng huyết áp không? Trong khi đó, số khác lại cho rằng sử dụng tỏi như một biện pháp điều trị tăng huyết áp hữu hiệu thay thế cho các phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, bạn nên biết chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi chỉ hiệu quả đối với những người bị tăng huyết áp tâm thu.

    Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), tăng huyết áp, còn có tên gọi cao huyết áp, là bệnh lý ảnh hưởng đến 1/3 dân số thế giới, nghĩa là cứ ba người sẽ có một người gặp phải căn bệnh này.

    Ăn tỏi có hạ huyết áp không?

    Tỏi là một loại thảo mộc đôi khi được sử dụng như một biện pháp chống lại tăng huyết áp. Tỏi có tên khoa học đầy đủ là Allium sativum L. thuộc họ hành tỏi (Liliaceae). Trong tỏi có chứa từ 0,10 – 0,36% tinh dầu, với hơn 90% chứa các hợp chất lưu huỳnh. Thành phần chính trong tỏi là chất allicin. Tuy nhiên trong tỏi tươi không có allicin ngay, mà chỉ có chất aliin (một loại acid amin). Chất aliin chịu tác động của enzym alinase có trong tỏi khi giã dập mới tạo nên allicin. Ngoài ra, củ tỏi còn chứa rất nhiều vitamin và chất khoáng… đặc biệt là selen. Selen có khả năng kích thích làm sạch máu, đồng thời giảm hàm lượng cholesterol xấu để máu lưu thông tốt hơn. Vì thế, cơ thể có thể tránh tình trạng hình thành máu đông, nguy cơ gây xơ vữa động mạch, từ đó giúp huyết áp ổn định.

    Một số chuyên gia đề xuất ý tưởng chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi cho rằng, việc một người có thói quen ăn loại thảo mộc này thường xuyên hoặc uống chiết xuất tỏi ở dạng bổ sung trong chế độ ăn uống có thể giúp người đó chữa cao huyết áp hiệu quả hơn hoặc phòng ngừa chỉ số huyết áp vượt quá phạm vi lý tưởng.

    Tuy nhiên, vì sao lại chọn chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi? Liệu những người huyết áp cao có ăn được tỏi không? Sau đây, bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về giả thiết trên nhé.

    Vì sao chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi?

    Tăng huyết áp là yếu tố hàng đầu dẫn đến nhiều loại bệnh liên quan đến tim mạch – nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở một số quốc gia như Hoa Kỳ, nên một số người đã nỗ lực kiểm soát áp lực máu bằng cách tiêu thụ tỏi với số lượng lớn. Họ cho rằng ăn tỏi hạ huyết áp được phần nào bằng cách thúc đẩy quá trình sản xuất oxit nitric, một hoạt chất đóng vai trò chủ đạo trong việc làm các mạch máu giãn nở.

    >>> Bạn có thể quan tâm: Chữa trị cao huyết áp hiệu quả từ thảo mộc thiên nhiên

    Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỏi và tăng huyết áp

    Tỏi có làm giảm huyết áp hay không? Theo Viện Y tế Quốc gia, tỏi có khả năng hạ huyết áp tương đối.

    Một nghiên cứu về tỏi và huyết áp được công bố trên trang Rối loạn tim mạch BMC vào năm 2008 cho biết, các nhà khoa học đã phân tích 11 thử nghiệm lâm sàng đã được công bố trước đây. Nghiên cứu cho thấy rằng tỏi vượt trội hơn so với giả dược khác trong việc hạ áp lực máu ở những người mắc bệnh tăng huyết áp.

    Trong một báo cáo khác được công bố trên Annals of Pharmacotherapy cùng năm, các nhà nghiên cứu đã xem xét 10 thử nghiệm lâm sàng đánh giá tác dụng của tỏi đối với huyết áp. Kết quả cho thấy việc sử dụng tỏi có liên quan đến tình trạng huyết áp giảm ở những người bệnh bị tăng huyết áp tâm thu. Tuy nhiên, tỏi lại không có tác dụng đối với những tình nguyện viên chỉ bị tăng huyết áp tâm trương.

    chỉ số huyết áp
    Nguồn: Healthline.com

    Huyết áp tâm thu đề cập đến lượng áp lực máu do tim tạo ra tác động lên thành động mạch khi tim co bóp. Trong khi đó, huyết áp tâm trương thể hiện huyết áp khi cơ tim giãn ra.

    Nghiên cứu gần đây nhất về tỏi và huyết áp là một thử nghiệm lâm sàng được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng châu Âu năm 2013. Nghiên cứu này bao gồm 79 người bị tăng huyết áp tâm thu không thể kiểm soát, mỗi người được tiêm chiết xuất tỏi (với những liều lượng gồm 240mg, 480mg hoặc 960mg mỗi ngày) hoặc giả dược trong 12 tuần.

    Vào cuối thời gian điều trị, những người dùng 480 mg hoặc 960mg chiết xuất tỏi hàng ngày cho thấy tình trạng giảm đáng kể ở chỉ số huyết áp tâm thu. Tuy nhiên, những người được tiêm 240mg chiết xuất tỏi không đạt được kết quả này.

    >>> Bạn có thể quan tâm: Biến chứng tăng huyết áp: Bạn đã biết gì về nó

    Cẩn thận khi chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi

    Mặc dù sử dụng tỏi được dùng với số lượng vừa phải trong món ăn có thể an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng chất bổ sung lại có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

    Những người bị rối loạn xuất huyết và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên dùng tỏi. Vì tỏi có thể làm chậm quá trình đông máu, tiêu thụ tỏi cùng với thuốc làm loãng máu (bao gồm cả aspirinwarfarin) hoặc các chất bổ sung như bạch quả có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ như xuất huyết và bầm tím.

    Các lựa chọn kiểm soát huyết áp thay thế tỏi

    Thay đổi một số hành vi để sống lành mạnh đóng vai trò chủ chốt trong việc kiểm soát huyết áp. Những thói quen này bao gồm:

    Chế độ ăn DASH

    Ngoài ra, cũng có một số bằng chứng cho thấy việc bổ sung axit béo omega-3, duy trì mức vitamin D tối ưu và tiêu thụ chiết xuất ca cao thường xuyên có thể giúp kiểm soát áp lực máu do tim tạo ra tác động lên thành động mạch.

    >>> Bạn có thể quan tâm: Thực đơn món ăn cho người cao huyết áp trong 1 tuần

    Chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi

    Mặc dù việc tăng lượng tỏi tiêu thụ có thể giúp tăng cường sức khỏe và bảo vệ cơ thể trước nguy cơ tăng huyết áp, bạn vẫn không nên sử dụng các chất bổ sung chiết xuất từ tỏi để thay thế cho việc chăm sóc tăng huyết áp tiêu chuẩn. Ngoài việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim, suy tim và đột quỵ, tăng huyết áp không thể kiểm soát có khả năng dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, ví dụ như tổn thương thận và giảm thị lực. Tăng huyết áp không kiểm soát cũng liên quan đến vấn đề suy giảm trí nhớ.

    Nếu bạn đang cân nhắc việc chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi, sau đây là môt số cách chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu thực hiện bạn nhé!

    Ăn tỏi sống

    ăn tỏi giúp chữa bệnh cao huyết áp

    Chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi sống giúp kích hoạt allinase, cần để giải phóng allicin tối đa. Ngoài ra, bạn cần ăn tỏi trong vòng 1-2 giờ sau khi băm nhuyễn để nhận được đầy đủ các lợi ích sức khỏe tim mạch. Bạn có thể sử dụng 1-1,5g tỏi tươi, hoặc sấy khô hằng ngày để kiểm soát huyết áp.

    Ăn bột tỏi

    Tiêu thụ mỗi ngày 600-900 mg bột tỏi có thể giảm khoảng 9-12% huyết áp. 600 mg bột tỏi có thể chứa đến 3,6 mg allicin và 900 mg có chứa 5,4 mg allicin. Tiêu thụ bột tỏi hằng ngày từ 600-900 mg giúp chữa bệnh cho người mắc bệnh huyết áp cao.

    Lát tỏi trong salad

    Một trong những bài thuốc chữa cao huyết áp bằng tỏi đó chính là sử dụng các lát mỏng tỏi được bổ sung trực tiếp vào các loại salad. Bên cạnh đó, tỏi xay nhuyễn cũng là một lựa chọn lý tưởng để làm món xà lách hấp dẫn và tốt cho sức khỏe tim mạch hơn.

    Tỏi ngâm rượu chữa bệnh cao huyết áp

    Nhiều người tỏ vẻ quan ngại khi cho rằng cao huyết áp có nên uống rượu tỏi? Theo một số nghiên cứu, tỏi có tác dụng giảm triglycerid và hàm lượng cholesterol xấu (LDL), nhưng lại giúp tăng cholesterol tốt (HDL). Từ đó, có thể giảm đi các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu. Sau đây là cách bào chế rượu tỏi mà bạn có thể tham khảo:

    Bạn cần chuẩn bị 40g tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ và thái nhỏ) cho vào chai ngâm với 100ml rượu trắng 40 – 45 độ. Sau đó, bạn lắc chai rượu lên, dần dần rượu sẽ chuyển từ màu trắng sang màu vàng. Và đến ngày thứ 10 thì rượu sẽ chuyển sang màu nghệ và có thể uống được. Mỗi ngày có thể được dùng 2 lần, sáng uống 1 thìa cà phê trước khi ăn, buổi tối uống 1 thìa cà phê rượu tỏi trước khi ngủ. Cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp để mỗi ngày cũng đều có rượu tỏi dùng. Với một lượng rượu rất ít như thế, người kiêng rượu hoặc không biết uống rượu vẫn có thể dùng được.

    Những cách chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi trên cần được tham vấn ý kiếm bác sĩ có chuyên môn trước khi thực hiện, vì điều này vốn tùy thuộc theo tình trạng bệnh lý của mỗi bệnh nhân.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Ngọc Vũ · Ngày cập nhật: 29/10/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo