Huyết áp tâm trương cao thường xảy ra ở lứa tuổi trung niên. Hiện nay, vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ bệnh lý này, dẫn đến tâm lý xem nhẹ những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe mà tình trạng này gây ra.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Huyết áp tâm trương cao thường xảy ra ở lứa tuổi trung niên. Hiện nay, vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ bệnh lý này, dẫn đến tâm lý xem nhẹ những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe mà tình trạng này gây ra.
Các chuyên gia chia huyết áp thành hai phần, gồm huyết áp tâm thu và tâm trương. Huyết áp tâm thu (số trên cùng) phản ánh áp lực tác động lên thành động mạch khi máu lưu thông, được thể hiện qua số đầu tiên (tử số) trong chỉ số đo huyết áp. Trong khi đó, chỉ số huyết áp tâm trương (số dưới cùng) là áp lực máu được tạo ra khi cơ tim thả lỏng.
Huyết áp tâm trương là gì? Huyết áp tâm trương thể hiện lực tác động bởi máu lên thành động mạch ở thì tâm trương. Theo các chuyên gia, tăng huyết áp tâm trương là do các động mạch nhỏ trong cơ thể hẹp hơn bình thường. Điều này khiến máu chảy qua các tiểu động mạch bị nén lại, do đó làm tăng huyết áp.
Huyết áp tâm trương bình thường thường dao động trong khoảng từ 60 – 80mmHg. Chỉ số huyết áp tâm trương cao hay tăng huyết áp tâm trương xảy ra khi số dưới cao, tức là áp suất tâm trương từ 90mmHg trở lên. Khi huyết áp tâm trương cao, mạch máu sẽ trở nên ít đàn hồi, cứng lại và xơ vữa. Nếu huyết áp tâm trương là 80 – 89mmHg, bạn đã bị tiền tăng huyết áp.
Tăng huyết áp được xem là một căn bệnh thầm lặng bởi triệu chứng không rõ ràng.
Dưới đây là một số triệu chứng cao huyết áp tâm trương:
Không rõ nguyên nhân gây tăng huyết áp tâm trương nguyên phát. Một số nguyên nhân huyết áp tâm trương cao thứ phát bao gồm:
Bạn có thể có nhiều nguy cơ mắc bệnh nếu:
Huyết áp tâm trương cao có nguy hiểm không? Mặc dù nhiều người thường chú trọng nhiều vào việc giảm chỉ số huyết áp tâm thu, bạn cần lưu ý rằng tăng huyết áp tâm trương vẫn là một tình trạng có thể đe dọa tính mạng.
Một nghiên cứu trước đây đánh giá hồ sơ bệnh án của hơn một triệu người cho thấy trong khi tăng huyết áp tâm thu có mối liên kết chặt chẽ với nguy cơ đau ngực liên quan đến bệnh tim cũng như đột quỵ. Huyết áp tâm trương cao lại có nguy cơ dẫn đến các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí là tử vong.
Ngoài ra, các nghiên cứu khác còn chứng minh mối liên hệ giữa tăng huyết áp tâm trương và suy giảm nhận thức.
Mặt khác, cao huyết áp tâm trương cũng sẽ dẫn đến tăng huyết áp tâm thu, tiền đề cho bệnh tiểu đường, đột quỵ hoặc suy tim.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Các trường hợp tăng huyết áp nguyên phát không có triệu chứng rõ rệt nào nên rất khó chẩn đoán. Do đó, nó có thể dẫn đến hậu quả sức khỏe lâu dài nếu không được can thiệp y tế sớm. Đây là lý do tại sao việc đo huyết áp một cách thường xuyên cực kỳ quan trọng, vì đây là phương pháp đáng tin cậy duy nhất để chẩn đoán bệnh.
Đo huyết áp là cách chẩn đoán đơn giản, hiệu quả cho bệnh huyết áp tâm trương cao nói riêng và tăng huyết áp nói chung. Áp suất tâm trương thường thay đổi trong suốt cả ngày. Huyết áp tâm trương cũng sẽ dao động nếu bạn sử dụng thuốc lá, cà phê, tập thể dục… Bạn nên kiểm tra huyết áp vài lần một ngày để có được con số trung bình.
Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc điều trị huyết áp tâm trương cao sau đây:
Huyết áp tâm trương cao có thể được kiểm soát tốt bằng việc dùng thuốc và thay đổi lối sống.
Bạn nên:
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!