backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Cách chữa viêm tai bằng giấm táo

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Dung Nguyễn · Ngày cập nhật: 09/07/2020

    Cách chữa viêm tai bằng giấm táo

    Dùng giấm táo để chữa viêm tai tại nhà là cách làm mà nhiều người đang áp dụng. Nếu được áp dụng đúng cách, nó sẽ mang đến một số hiệu quả nhất định.

    Đặc biệt, nó thường được sử dụng để điều trị viêm tai ngoài mức độ nhẹ ở trẻ em và người lớn.

    Nguyên nhân gây viêm tai

    Tình trạng viêm tai thường là do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra ở tai giữa hoặc tai ngoài. Trẻ em dễ bị viêm tai hơn người lớn.

    Cảm lạnh, cúm, dị ứng hoặc hút thuốc lá có thể dẫn đến viêm tai giữa. Mặt khác, ứ đọng nước trong ống tai khi bơi hoặc tắm cũng có thể gây ra viêm tai ngoài.

    Viêm tai

    Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm tai ở người lớn bao gồm:

    • Tiểu đường loại 2
    • Bệnh chàm
    • Bệnh vảy nến
    • Hệ thống miễn dịch suy yếu

    Triệu chứng bệnh viêm tai

    Các triệu chứng viêm tai ở trẻ em bao gồm:

    • Đau tai
    • Quấy khóc
    • Nôn
    • Giảm thính lực
    • Sốt

    Sốt

    Ở người lớn, các triệu chứng có thể bao gồm:

    • Đau tai
    • Sưng tai
    • Mất thính lực
    • Buồn nôn
    • Tiêu chảy
    • Chóng mặt
    • Đau đầu
    • Sốt

    Đau tai có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tai nhẹ và thường sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, bạn cần đến bệnh viện thăm khám nếu cơn đau tai không biến mất sau ba ngày hoặc có các triệu chứng sau:

    Cách chữa viêm tai bằng giấm táo

    Không có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh giấm táo chữa được viêm tai. Tuy nhiên, một trong những thành phần chính của nó axit axetic. Theo một nghiên cứu năm 2013, axit axetic có khả năng kháng khuẩn. Một nghiên cứu khác vào năm 2015 cho thấy giấm táo cũng có thể tiêu diệt nấm.

    Tuy vậy, bạn không nên xem giấm táo như một cách chữa viêm tai thay thế cho việc thăm khám bác sĩ. Đến bệnh viện kiểm tra là điều quan trọng và cần thiết để xác định rõ vấn đề mà bạn đang gặp phải.

    Giấm táo chỉ nên được áp dụng cho những ai bị viêm tai ngoài. Nếu bạn bị đau tai và không chắc chắn mình mắc loại nhiễm trùng tai nào, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

    Cách chữa viêm tai bằng giấm táo

    Cách chữa viêm tai bằng thuốc nhỏ tai từ giấm táo với nước ấm

    Công thức pha chế và cách sử dụng thuốc nhỏ tai từ giấm táo với nước ấm để chữa viêm tai như sau:

    • Trộn giấm táo với nước ấm theo tỷ lệ bằng nhau
    • Nhỏ từ 5 đến 10 giọt vào tai bị đau bằng cách sử dụng chai nhỏ sạch hoặc ống tiêm trẻ em
    • Che tai bằng bông hoặc vải sạch và nằm nghiêng để hỗn hợp chảy vào tai. Thực hiện điều này trong khoảng 5 phút
    • Lặp lại thường xuyên để điều trị viêm tai ngoài

    Cách chữa viêm tai bằng thuốc nhỏ tai từ giấm táo với cồn

    Cách pha chế dung dịch này giống hệt như dung dịch từ giấm táo với nước ấm, chỉ khác là thay thế nước ấm bằng cồn.

    Cồn có tính kháng khuẩn nên nó rất phù hợp để điều trị nhiễm trùng tai. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng phương pháp này nếu tai bị chảy dịch hoặc nghi ngờ bị viêm tai giữa. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy châm chích hoặc khó chịu, hãy ngưng dùng hỗn hợp ngay lập tức.

    thuốc nhỏ tai từ giấm táo

    Pha chế hỗn hợp súc miệng bằng giấm táo với nước ấm

    Giấm táo có thể được dùng để súc miệng, giúp giảm các triệu chứng đi kèm với nhiễm trùng tai. Nó không hiệu quả trực tiếp như khi bạn dùng thuốc nhỏ tai, nhưng có thể hữu ích trong một vài trường hợp, đặc biệt là khi bạn bị cảm lạnh, cúm và nhiễm trùng đường hô hấp trên.

    Cách pha chế và sử dụng: Trộn giấm táo với nước ấm theo tỷ lệ bằng nhau. Súc miệng bằng dung dịch này trong khoảng 30 giây, từ hai đến ba lần mỗi ngày.

    Các phương pháp điều trị thay thế

    Theo Healthline, một số cách chữa viêm tai ngoài tại nhà mà bạn có thể áp dụng bao gồm:

    • Thuốc nhỏ viêm tai ngoài
    • Chườm nóng hoặc chườm lạnh
    • Thuốc giảm đau không kê đơn
    • Dầu cây chè
    • Dầu húng quế
    • Dầu tỏi
    • Gừng
    • Oxy già
    • Thuốc thông mũi và thuốc chống dị ứng không kê đơn
    • Dung dịch rửa mũi
    • Xông hơi

    Thuốc nhỏ viêm tai ngoài

    Trước khi sử dụng bất kỳ loại tinh dầu nào, bạn nên thử nhỏ 1-2 giọt trên da trong 24 giờ để xem có bị phản ứng lại không. Ngay cả khi dầu không gây kích ứng da của bạn, nó vẫn có thể gây kích ứng hoặc khó chịu nếu cho vào tai.

    Cần lưu ý rằng, các biện pháp khắc phục tại nhà trên đây không thay thế cho việc thăm khám bác sĩ và thuốc đặc trị kê toa. Nếu tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng, kéo dài hơn ba ngày và kèm theo sốt hoặc các triệu chứng khác, hãy ngừng sử dụng giấm táo và đến bệnh viện ngay lập tức.

    Dung Nguyễn / HELLO BACSI

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Dung Nguyễn · Ngày cập nhật: 09/07/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo