6. Cách chữa viêm tai ngoài bằng oxy già
Oxy già (Hydrogen Peroxide – H2O2) khi kết hợp với enzyme catalase của tổ chức viêm sẽ tạo ra oxy mới sinh (O) và nước (H2O). Oxy “non” này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Bọt khí mới sinh phun trào làm trôi đi những “tàn tích” của quá trình viêm. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách chữa viêm tai ngoài tại nhà bằng oxy già trong trường hợp tình trạng viêm tai không quá nghiêm trọng.
Nếu áp dụng cách chữa viêm tai giữa ở người lớn tại nhà với oxy già, bạn cần lưu ý là oxy già có thể gây bỏng rát, kích ứng da mặc dù nồng độ chỉ 3%. Vì vậy, bạn cần pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1. Sau đó, bạn có thể thấm vào tăm bông để lau rửa, làm sạch vùng ống tai viêm hoặc nhỏ 2-3 giọt trực tiếp vào trong tai, để yên trong 30 giây rồi lau đi.
7. Mẹo chữa viêm tai ngoài bằng máy sấy tóc
Cách chữa viêm tai ngoài tại nhà bằng máy sấy tóc hay mẹo chữa viêm tai ngoài tại nhà với máy sấy tóc nên thực hiện như thế nào? Thực chất của cách chữa viêm tai ngoài này là sử dụng máy sấy tóc để “sấy tai”, tức là lợi dụng luồng khí nóng từ máy sấy tóc để làm khô tai. Bạn có thể điều chỉnh máy sấy tóc về mức nhiệt thấp và để máy cách một khoảng phù hợp sao cho luồng khí nóng thổi vào trong tai vừa phải. Giữ như vậy trong khoảng 20 phút.
Nhiệt độ cao từ máy sấy tóc giống như “chườm nóng”, có thể làm giảm bớt cảm giác khó chịu, đồng thời giúp lượng nước ứ đọng trong tai nhanh chóng bay hơi. Tuy nhiên, bạn nên tránh đặt máy quá sát tai vì có thể gây bỏng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm dịu cơn đau do viêm tai ngoài bằng các nguồn nhiệt từ miếng đệm sưởi ấm, khăn ấm hoặc chai nước nóng bọc vải bên ngoài. Một lần nữa, hãy cẩn thận kiểm tra nhiệt độ trước để tránh bị bỏng.
Bị viêm tai ngoài, khi nào cần đi khám?

Nếu đã thử các cách chữa viêm tai ngoài tại nhà nhưng không hiệu quả, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Bởi, trong một số trường hợp, tình trạng viêm tai ngoài phải được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh, đặc biệt là khi các triệu chứng của bệnh kéo dài quá 5 đến 7 ngày. Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh dùng tại chỗ dạng thuốc nhỏ, thuốc bôi. Đôi khi, bác sĩ tẩm thuốc vào một đoạn bấc để nhét vào ống tai cho thuốc ngấm đều và tránh chít hẹp ống tai. Tùy thuộc tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh đường uống hoặc đường tiêm, kết hợp cả điều trị tại chỗ và toàn thân.
Trong cách chữa viêm tai ngoài, để có hiệu quả tốt nhất, bạn cần tuân thủ dùng thuốc đúng liều lượng, đúng liệu trình theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc tự ý ngưng sử dụng thuốc có thể khiến tình trạng nhiễm trùng tái phát và trở nên nghiêm trọng hơn. Lưu ý, phải tái khám định kỳ để làm thuốc tai cho đều, như vậy mới mau khỏi bệnh.
Nếu được điều trị đúng cách, viêm tai ngoài sẽ nhanh chóng được kiểm soát và đẩy lùi.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!