backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Nôn mửa là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa nôn ói hiệu quả

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/04/2023

    Nôn mửa là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa nôn ói hiệu quả

    Nôn mửa là tình trạng thường xảy ra nhưng vì không biết nguyên nhân nên nhiều người chưa có cách điều trị hiệu quả và phòng ngừa tái phát. Vậy, tự nhiên bị nôn hoặc nôn mửa liên tục phải làm sao? 

    Tham khảo bài viết dưới đây của Hello Bacsi để hiểu rõ về tình trạng nôn mửa.

    Nguyên nhân gây nôn ma

    Có rất nhiều bệnh và chứng rối loạn có thể gây ra ói mửa. Những nguyên nhân bị ói hay bị nôn thường gặp nhất có thể là:

    • Viêm dạ dày – ruột
    • Các bệnh về ruột như tắc nghẽn ruột, đau túi mật, viêm ruột thừa
    • Do các loại thuốc như hóa trị liệu, thuốc giảm đau, morphine và thuốc kháng sinh
    • Do các vấn đề về tâm lý liên quan đến căng thẳng và chứng rối loạn ăn uống
    • Các nguyên nhân phổ biến khác như đau, chóng mặt, phẫu thuật, nóng bức, chấn thương hoặc chứng say khi di chuyển (say máy bay, say xe, say tàu thủy hoặc tàu lửa).

    Bạn có thể xem thêm:

    Ăn xong buồn nôn là bệnh gì? Bật mí cách trị buồn nôn sau khi ăn

    Nhng ai dễ bị nôn ói?

    Phụ nữ có thai, những người mắc các bệnh dạ dày hoặc đường tiêu hóa là nhóm người có nguy cơ cao bị nôn mửa. Trong một số trường hợp, những người đang trị liệu bệnh ung thư bằng xạ trị cũng sẽ có nguy cơ nôn mửa cao hơn.

    Một số người bị chứng say tàu xe thường xuyên bị buồn nôn và nôn khi tham gia các phương tiện giao thông.

    Nhng triu chng thường đi kèm nôn ma

    nôn mửa

    Ngoài triệu chứng nôn mửa (hay nôn ói), bạn còn có thể có các biểu hiện khác bao gồm:

    • Cảm giác buồn nôn
    • Đau bụng, tiêu chảy
    • Đau đầu nhẹ, hoa mắt, chóng mặt
    • Toát mồ hôi lạnh
    • Khô miệng
    • Trong trường hợp nghiêm trọng, đau ngực, ngất xỉu và nôn ra máu có thể xảy ra.

    Có thể có các triệu chứng nôn đi kèm với dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh ói mửa, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Khi nào bn cn gp bác sĩ?

    Ói liên tục hay nôn nhiều có sao không? Nôn mửa (ói) rất phổ biến, nó thường là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý khác trong cơ thể. Hãy gọi cấp cứu nếu bạn buồn nôn hoặc nôn mửa kèm theo các triệu chứng khác, ví dụ như:

    • Đau ngực
    • Đau bụng dữ dội hoặc đau quặn
    • Mờ mắt
    • Ngất xỉu
    • Nhầm lẫn
    • Ớn lạnh, màu da nhợt nhạt
    • Sốt cao
    • Cứng cổ
    • Có phân hoặc mùi phân trong khi nôn.

    Phương pháp điều trị nôn mửa

    điều trị nôn mửa

    Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách kiểm tra sức khoẻ, có thể làm các xét nghiệm máu, nước tiểu và chụp X-quang cho bạn khi bạn bị ói hoặc bị nôn. Một số bác sĩ sẽ hỏi về tính chất của dịch nôn ra để xác định nguyên nhân.

    Bị nôn liên tục phải làm sao? Mục tiêu đầu tiên của việc điều trị là bổ sung chất lỏng và chất điện giải đã mất qua nôn.

    Thông thường, giải pháp uống nước canh ấm hoặc dung dịch điện giải glucose thường được sử dụng. Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, bạn có thể phải nhập viện và truyền dịch dưới tĩnh mạch.

    Để điều trị nguyên nhân, tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc khác nhau. Chẳng hạn như, họ sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm loét tiêu hóa. Các loại thuốc kháng axit không kê toa như thuốc kháng thụ thể histamine-2 (H2) và thuốc ức chế bơm proton (PPI) như omeprazole có thể kiểm soát các triệu chứng viêm dạ dày nhẹ. Nếu bạn bị đau túi mật, viêm ruột thừa và tắc nghẽn ruột, bạn có thể cần phải nhập viện và phẫu thuật…

    Cách hạn chế nôn mửa tại nhà

    Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế tình trạng ói mửa, bao gồm:

    • Chỉ uống chất lỏng nếu bạn bị nôn mửa (ói) liên tục. Sau đó, bạn bắt đầu ăn đồ mềm và nhạt nếu có thể rồi mới từ từ trở lại chế độ ăn bình thường.
    • Bị nôn liên tục nên làm gì? Uống thuốc theo như hướng dẫn của bác sĩ.
    • Bị nôn liên tục phải làm sao? Dựa vào ghế, hít thở chậm và sâu khi bạn đang ở trên xe, thuyền hoặc máy bay. Bạn nên ngồi hai bên xe và nhìn thẳng về phía trước.
    • Nôn liên tục nên làm gì? Nghỉ ngơi trên giường.
    • Nôn nhiều có sao không? Liên hệ với các cơ quan y tế địa phương nếu nhiều người cũng bị buồn nôn, nôn ói sau khi ăn ở cùng một sự kiện để giúp tìm ra nguồn lây nhiễm bệnh.
    • Ói liên tục nên làm sao? Nấu và bảo quản thức ăn đúng cách.
    • Rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi chuẩn bị thức ăn. Giữ khu vực nấu ăn và các dụng cụ sạch sẽ.

    Gọi cho bác sĩ nếu:

    • Các triệu chứng không cải thiện sau 48 giờ hoặc xấu đi sau khi việc điều trị bắt đầu.
    • Bạn nôn mửa, ngất xỉu hoặc chóng mặt khi thay đổi vị trí đột ngột.
    • Tình trạng nôn mửa rất nặng mà bạn không thể kiểm soát được.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/04/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo