Nôn ra máu, ói ra máu (hay thổ huyết) là tình trạng có máu thoát ra ngoài qua đường thực quản do nhiều nguyên nhân. Vậy ói ra máu là bệnh gì? Tình trạng thổ huyết có nguy hiểm không?
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Nôn ra máu, ói ra máu (hay thổ huyết) là tình trạng có máu thoát ra ngoài qua đường thực quản do nhiều nguyên nhân. Vậy ói ra máu là bệnh gì? Tình trạng thổ huyết có nguy hiểm không?
Người bị ói ra máu hay thổ huyết thường rất lo lắng vì nghĩ rằng sức khỏe mình đang gặp nguy hiểm. Thực chất nôn ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân thổ huyết là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu qua những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết sau!
Bạn thắc mắc ói ra máu là bệnh gì, thổ huyết là bệnh gì hay nôn ra chất nhầy màu nâu là gì? Nôn ra máu là hiện tượng gì? Nôn hay ói ra máu hay còn gọi là thổ huyết là tình trạng các chất trong dạ dày ợ lên và thoát ra qua đường thực quản, trộn lẫn với máu hoặc chỉ có máu. Tình trạng này có thể đáng quan ngại nếu có chấn thương nội tạng gây vỡ, xuất huyết trong. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nguyên nhân gây ói ra máu lại không thuộc về bệnh lý, chẳng hạn như chấn thương vùng miệng hay mũi gây chảy máu và vô tình nuốt ngược máu vào lại.
Máu nôn ra có thể có màu nâu (trông như bã cà phê), đỏ sẫm hoặc đỏ tươi. Màu sắc và lượng máu thường có thể cho bác sĩ biết nguồn gốc và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Nếu bị nôn ra một lượng máu lớn (khoảng 500ml) hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như chóng mặt hoặc thay đổi nhịp thở hoặc bị nôn ra máu đỏ tươi người bệnh cần nhanh chóng cấp cứu nội khoa.
Triệu chứng của thổ huyết là gì? Một số triệu chứng có thể xuất hiện cùng với tình trạng ói ra máu, chẳng hạn như:
Nếu có các triệu chứng sau, người bệnh cần được nhập viện:
Nguyên nhân nôn ra máu hay ói ra máu là gì? Nôn ra máu là bệnh gì hay nôn ra máu là bị gì? Có nhiều nguyên nhân gây thổ huyết, mức độ nghiêm trọng từ nhẹ đến nặng và thường là kết quả của chấn thương, bệnh lý, ngộ độc hoặc sử dụng thuốc. Một số nguyên nhân ói ra máu có thể kể đến như:
Bên cạnh đó cũng có các nguyên nhân nôn ra máu phổ biến khác như:
Nguyên nhân ói ra máu nghiêm trọng hơn bao gồm:
Đọc đến đây hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc nôn ra máu là bệnh gì. Vậy phương pháp điều trị nôn ra máu được tiến hành như thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây!
Thổ huyết là bệnh gì? Có nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn có thể gây ra tình trạng này. Để biết ói ra máu là bệnh gì hay nôn ra máu là bệnh gì, bác sĩ sẽ thăm khám bằng cách đặt câu hỏi về các triệu chứng và chấn thương gần đây nếu có. Một trong những điều đầu tiên cần xác định rõ là có phải máu chảy từ đường tiêu hóa trên hay không, tránh nhầm lẫn với tình trạng ho ra máu hay nuốt phải máu chảy từ mũi, miệng sau đó nôn ra.
Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện chẩn đoán hình ảnh như:
Bác sĩ có thể yêu cầu nội soi đường tiêu hóa trên để tìm dấu hiệu xuất huyết trong dạ dày. Người bị nôn ra máu sẽ được gây mê trong khi thực hiện. Bên cạnh đó, người bệnh có thể cần thực hiện xét nghiệm máu để đánh giá lượng máu đã mất cũng như kiểm tra toàn bộ công thức máu. Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh lý tiềm ẩn, người bệnh có thể được thực hiện sinh thiết để chẩn đoán viêm, nhiễm trùng hoặc ung thư. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm bổ sung khác nếu cần.
Vậy phương pháp điều trị nôn ra máu là gì? Câu trả lời là tùy thuộc vào lượng máu bị mất và tình trạng cầm máu, người bệnh có thể cần phải truyền máu qua đường tĩnh mạch tay hoặc truyền nước để bù nước cho cơ thể. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp ngừng nôn hoặc giảm axit dạ dày. Nếu bị loét dạ dày, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc đặc hiệu. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh cần thăm khám tại chuyên khoa tiêu hóa. Nếu bị thủng dạ dày, chấn thương, loét gây xuất huyết… phương pháp điều trị nôn ra máu trong trường hợp này là bạn có thể được bác sĩ chỉ định phẫu thuật.
Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm có tính axit cao và đồ uống có cồn cũng làm tăng nguy cơ nôn ra máu. Nếu thường xuyên tiêu thụ những loại thực phẩm hoặc đồ uống này, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tránh, hạn chế hoặc thiết lập một chế độ ăn uống đặc biệt cho người bệnh.
Trường hợp nôn ra máu dù hiếm nhưng vẫn có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị ngay lập tức. Những đối tượng có nguy cơ này là:
Ngoài ra, thổ huyết hay nôn ra máu cũng có thể gây ra những biến chứng như:
“Thổ huyết là bệnh gì?” để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, bạn cần được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán. Nhìn chung, ói ra máu hay nôn ra máu là tình trạng sức khỏe đáng báo động. Bạn cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được thăm khám và hướng dẫn cách điều trị.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!