Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
Cường lách là một hội chứng do sự to lên của lá lách kèm theo sự sụt giảm các tế bào máu (tế bào hồng cầu và bạch cầu). Lá lách có kích thước bằng nắm tay, nằm phía trên bên trái của vùng bụng. Nhiệm vụ của lá lách là miễn dịch và lọc các tế bào chết hoặc bị hư hại trong máu. Khi lá lách hoạt động quá mức, nó sẽ loại bỏ các tế bào máu quá sớm và quá nhanh, dẫn tới lá lách bị phình ra và giảm cơ chế chống nhiễm trùng trong cơ thể.
Cường lách làm phát sinh nhiều bệnh như: bệnh bạch cầu, ung thư hạch bạch huyết, khối u di căn, xơ gan và bệnh tim bẩm sinh. Ngoài ra, các bệnh truyền nhiễm cũng có thể làm là lách phình ra, điển hình là viêm gan siêu vi, bạch cầu đơn nhân, HIV, sốt rét và viêm màng trong tim.
Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, kể cả nam hay nữ. Tuy nhiên, bệnh thường được chẩn đoán ở trẻ hoặc thanh thiếu niên bị bệnh bạch cầu đơn nhân, người bị bệnh di truyền rối loạn chuyển hóa và sốt rét. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cường lách bao gồm:
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị đau ở vùng bụng trên bên trái của bạn, đặc biệt là nếu bạn bị đau dữ dội khi bạn hít một hơi thật sâu. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Bệnh cường lách chủ yếu gây ra bởi các chứng bệnh như:
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị cường lách bao gồm:
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bệnh cường lách nếu không được chữa trị sẽ dẫn đến các rối loạn nghiêm trọng. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Chẳng hạn, dùng hóa trị để chữa các bệnh ung thư hoặc dùng các thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do ký sinh trùng (sán máng và sốt rét).
Phẫu thuật cắt lá lách bị lớn có thể được tiến hành trên những người không tìm ra nguyên nhân gây bệnh hoặc trên những người có các triệu chứng kéo dài ngay cả khi đã được điều trị. Phẫu thuật cắt lá lách có khả năng hạn chế sự sụt giảm các tế bào máu.
Bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán thông qua tiền sử bệnh và khám lâm sàng. Ngoài ra, bác sĩ có thể xét nghiệm máu, nghiên cứu hình ảnh chụp được bằng siêu âm, chụp CT, chụp điện tâm đồ để đưa ra các kết quả chính xác hơn.
Nếu bạn nghi ngờ mình bị cường lách, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn đế gặp bác sĩ chuyên về chứng rối loạn máu để làm sinh thiết tủy xương, giúp xác định nguyên nhân gây ra bệnh cường lách. Trong sinh thiết tủy, bác sĩ sẽ dùng 1 cây kim để lấy mẩu của mô tủy xương và kiểm tra dưới kính hiển vi.
Những thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh cường lách:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!