Nhiễm trùng máu có khả năng gây tử vong cao tới 50% tùy thuộc vào loại vi sinh vật gây nhiễm trùng. Theo thống kê, ngay cả khi được điều trị sớm, nhiễm trùng máu vẫn có thể gây tử vong ở khoảng 20% bệnh nhân.
Nhiễm trùng máu sống được bao lâu tùy thuộc mức độ bệnh
Nhiễm trùng máu sống được bao lâu tùy thuộc vào việc có phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm hay không. Hầu hết trường hợp nhiễm trùng máu nhẹ đều có thể hồi phục. Tuy nhiên, nhiễm trùng máu nặng sẽ dẫn đến rối loạn chức năng của các cơ quan quan trọng như não, tim, gan và thận. Nhiễm trùng máu nghiêm trọng có thể tiến triển thành sốc nhiễm trùng. Sốc nhiễm trùng xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể đang cố gắng chống lại nhiễm trùng, dẫn đến tụt huyết áp gây nguy hiểm. Khi huyết áp giảm, các mô bị thiếu máu giàu oxy, làm suy các cơ quan và có thể làm bệnh nhân tử vong. Tỷ lệ tử vong do sốc nhiễm trùng là khoảng 40%.
Nhiễm trùng máu sống được bao lâu tùy vào khả năng đáp ứng điều trị

Điều trị sớm bằng kháng sinh và truyền dịch tĩnh mạch để duy trì mức huyết áp sẽ giúp cải thiện cơ hội sống sót. Những người bị nhiễm trùng máu cần được theo dõi và điều trị chặt chẽ trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) của bệnh viện. Các biện pháp cấp cứu có thể cần thiết để ổn định nhịp thở và chức năng tim mạch.
Nhiễm trùng máu sống được bao lâu tùy thuộc vào khả năng đáp ứng với điều trị. Các biện pháp giúp cứu sống bệnh nhân có thể bao gồm:
- Thuốc kháng sinh. Điều trị kháng sinh nên được bắt đầu càng sớm càng tốt. Kháng sinh phổ rộng có hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn, thường được sử dụng đầu tiên. Sau khi có kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể đổi sang một loại kháng sinh khác để chống lại loại vi khuẩn cụ thể đang gây nhiễm trùng.
- Truyền dịch tĩnh mạch. Việc sử dụng dịch truyền tĩnh mạch nên được bắt đầu càng sớm càng tốt.
- Thuốc vận mạch. Nếu huyết áp vẫn còn quá thấp ngay cả sau khi đã truyền dịch qua đường tĩnh mạch, bạn có thể được dùng thuốc vận mạch để giúp làm co mạch máu và tăng huyết áp.
- Các loại thuốc khác. Bạn có thể được điều trị bằng các thuốc sau: corticosteroid liều thấp, insulin để giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định, thuốc điều chỉnh phản ứng của hệ thống miễn dịch, thuốc giảm đau hoặc thuốc an thần.
- Thở oxy và lọc máu. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bệnh nhân có thể cần hỗ trợ oxy hoặc sử dụng máy thở. Nếu thận đã bị ảnh hưởng, bạn có thể cần phải lọc máu.
- Phẫu thuật. Phẫu thuật có thể giúp loại bỏ các nguồn lây nhiễm, chẳng hạn như áp xe, mô nhiễm trùng hoặc mô hoại tử.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!