backup og meta
Hello Bacsi App Icon

Hello Bacsi

Có sẵn trên Google Play

Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Huyết áp 160/90 mmHg có cao không?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương · Tim mạch · Bệnh viện Nhân dân 115


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 13/02/2023

    Huyết áp 160/90 mmHg có cao không?

    Với sự phổ biến của máy đo huyết áp điện tử ngày nay, nhiều gia đình đã tự trang bị tại nhà để tiện theo dõi sức khỏe của các thành viên. Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách đọc kết quả hiện trên máy đo. Trong đó, còn có rất nhiều người bối rối không biết huyết áp 160/90 mmHg có cao không?

    Huyết áp cao đôi khi không gây ra bất kỳ triệu chứng nào mặc dù bệnh đã tiến triển đến giai đoạn rất nghiêm trọng, làm tổn thương các cơ quan đích. Một số trường hợp tăng huyết áp khẩn cấp và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

    Vậy, huyết áp 160/90 mmHg có cao không và nếu cao thì làm sao để kiểm soát? Mời các bạn cùng Hello Bacsi đi tìm câu trả lời cho vấn đề này trong bài viết ngay sau đây nhé!

    advertisement iconQuảng cáo

    Huyết áp bình thường là bao nhiêu? Tăng huyết áp là bao nhiêu?

    Để biết được huyết áp 160/90 mmHg có cao không thì chúng ta cần tìm hiểu sơ lược về khái niệm huyết áp và chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu, chỉ số tăng huyết áp là bao nhiêu.

    Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành động mạch khi máu chảy trong lòng mạch. Đây là một trong những chỉ số quan trọng giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe tim mạch của bệnh nhân.

    Huyết áp được biểu hiện bằng 2 chỉ số bao gồm huyết áp tâm thu (áp lực trên thành động mạch khi tim co bóp) và huyết áp tâm trương (áp lực trên thành động mạch khi tim thư giãn). Theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam, chỉ số huyết áp (do cán bộ y tế đo) được phân độ theo các mức như sau:

  • Huyết áp tối ưu: Huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg
  • Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu nằm trong khoảng 120 – 129 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 80 – 84 mmHg
  • Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu nằm trong khoảng 130 – 139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85 – 89 mmHg
  • Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu nằm trong khoảng 140 – 159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90 – 99 mmHg
  • Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu trong khoảng 160 – 179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 109 – 110 mmHg
  • Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu từ 180 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương trên 110 mmHg. Trường hợp này cần được thăm khám ngay lập tức vì nguy cơ biến chứng rất cao.
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg.
  • app promote banner

    Huyết áp 160/90 mmHg có cao không?

    chỉ số huyết áp 160/90 mmHg có cao không

    Theo cách phân độ chỉ số huyết áp ở trên, huyết áp 160/90 mmHg có cao không thì câu trả lời là . Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng mức phân độ thì chọn giá trị nào ở mức cao hơn để xếp loại. Vì vậy, chỉ số huyết áp 160/90 mmHg thuộc mức tăng huyết áp độ 2.

    Huyết áp có thể thay đổi trong ngày tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng thể, chế độ ăn nhiều muối, căng thẳng thần kinh, uống rượu bia, hút thuốc, tập luyện,… Vì vậy, nếu tự đo tại nhà thì để biết chính xác chỉ số huyết áp 160/90 mmHg có cao không, bạn nên theo dõi huyết áp liên tục nhiều lần trong ngày và trong nhiều ngày.

    Để có kết quả chính xác nhất, bạn nên đo huyết áp ít nhất 2 lần và mỗi lần đo nên cách nhau khoảng 5 phút. Nếu chỉ số huyết áp giữa 2 lần đo có sự chênh lệch quá 10mmHg, nên chờ lâu hơn và tiến hành đo lại thêm vài lần để có được kết quả đo trung bình chính xác nhất.

    Với trường hợp tự đo tại nhà, ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp là huyết áp tâm thu từ 135 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 85 mmHg trở lên.

    Huyết áp 160/90 mmHg có cao không và có nguy hiểm không?

    Hiểu rõ vấn đề chỉ số huyết áp 160/90 mmHg có cao không, bạn sẽ biết đây là tình trạng cao huyết áp mức độ 2, khá nguy hiểm. Lúc này, áp lực máu tác động lên thành động mạch càng cao, nguy cơ gây tổn thương cho mạch máu, tim và các cơ quan khác, chẳng hạn như não, thận và mắt càng lớn.

    huyết áp 160/90 mmHg có cao không, nguy hiểm không

    Huyết áp cao kéo dài không được kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng, chẳng hạn như:

    • Bệnh mạch vành
    • Nhồi máu cơ tim
    • Suy tim
    • Tai biến mạch máu não (đột quỵ)
    • Sa sút trí tuệ
    • Bệnh động mạch ngoại vi
    • Phình động mạch chủ
    • Suy thận
    advertisement iconQuảng cáo

    Cách điều trị cao huyết áp độ 2

    Biết được huyết áp 160/90 mmHg có cao không, nguy hiểm ra sao sẽ giúp người bệnh hiểu tầm quan trọng của việc điều trị. Tăng huyết áp độ 2 cần phải dùng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống để đưa chỉ số huyết áp về ngưỡng bình thường.

    huyết áp 160/90 mmHg có cao không, phải làm gì

    Cụ thể như sau:

    • Ăn uống lành mạnh, cân bằng với nhiều trái cây và rau củ quả, đồng thời hạn chế muối (dùng ít hơn 6 gam muối/ngày) và hạn chế thức ăn có nhiều chất béo xấu (từ động vật, chiên xào nhiều lần, thực phẩm chế biến sẵn)
    • Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 150 phút mỗi tuần
    • Duy trì cân nặng hợp lý theo chỉ số BMI; giảm cân lành mạnh bằng chế độ ăn và tập luyện nếu thừa cân
    • Hạn chế rượu bia và bỏ thuốc
    • Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý và tránh căng thẳng quá mức
    • Tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột
    • Thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà, tái khám nếu thấy chỉ số bất thường trong nhiều lần đo
    • Điều trị các bệnh lý nền khác có thể dẫn đến cao huyết áp
    • Dùng thuốc điều trị cao huyết áp nếu được bác sĩ chỉ định. Bạn tuyệt đối tuân thủ chỉ định điều trị và không tự ý ngừng dùng thuốc mà không được bác sĩ cho phép, kể cả khi không xuất hiện triệu chứng bất thường nào hoặc khi chỉ số huyết áp đã được duy trì ổn định qua thời gian dài.
    advertisement iconQuảng cáo

    Trong một số trường hợp, huyết áp 160/90 mmHg kéo dài có thể đe dọa tính mạng và cần dùng thuốc hạ huyết áp nhanh, cũng như cấp cứu ngay lập tức.

    Bạn có thể quan tâm: Người bị huyết áp cao nên làm gì?

    Hi vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ huyết áp 160/90 mmHg có cao không. Để chắc chắn, bạn nên đi khám và điều trị sớm (nếu cần) ngay từ hôm nay. Không phải ngẫu nhiên mà tăng huyết áp được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng. Bạn đừng bao giờ chủ quan khi thấy chỉ số huyết áp cao bất thường vì nó luôn ẩn chứa nhiều mối nguy cơ đáng tiếc khi xảy ra.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương

    Tim mạch · Bệnh viện Nhân dân 115


    Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 13/02/2023

    advertisement iconQuảng cáo

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo