backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Cơn tăng huyết áp: Khi nào cần cấp cứu?

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 24/03/2022

    Cơn tăng huyết áp: Khi nào cần cấp cứu?

    Tăng huyết áp (cao huyết áp) là một bệnh mãn tính, tổn thương nó gây ra cho các mạch máu và các cơ quan thường kéo dài vài năm. Khi huyết áp tăng một cách nhanh chóng và nghiêm trọng sẽ được xem là cơn tăng huyết áp. 

    Để hiểu rõ về tình trạng này, mời bạn tham khảo bài viết sau.

    Cơn tăng huyết áp là gì?

    Cơn tăng huyết áp là sự gia tăng huyết áp nghiêm trọng với các chỉ số huyết áp từ 180/120 trở lên. Huyết áp cao 180/120mmHg sẽ làm tổn thương các mạch máu, khiến chúng viêm và có thể rỉ dịch máu. Kết quả, tim không còn khả năng bơm máu hiệu quả.

    Huyết áp cao 180 có nguy hiểm không? Huyết áp tăng quá cao có thể gây ra các biến chứng sau đây:

    • Mất nhận thức
    • Mất trí nhớ
    • Đột quỵ
    • Nhồi máu cơ tim
    • Suy tim
    • Suy thận
    • Bóc tách động mạch chủ
    • Tổn thương mắt và thận
    • Đau thắt ngực
    • Phù phổi
    • Co giật trong thai kỳ (sản giật).

    cơn tăng huyết áp

    Các triệu chứng của cơn tăng huyết áp như:

    • Đau đầu nghiêm trọng
    • Thở nông
    • Chảy máu mũi
    • Lo âu nghiêm trọng

    Các dạng của cơn tăng huyết áp

    Tăng huyết áp khẩn cấp

    Tăng huyết áp khẩn cấp xảy ra khi huyết áp tăng cao đột biến với chỉ số từ 180/110 trở lên, nhưng không làm tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan khác. Lúc này, bệnh nhân sẽ không gặp phải bất kỳ triệu chứng như đau ngực, khó thở, đau lưng, tê/yếu, thay đổi thị lực hoặc khó nói. Tăng huyết áp khẩn cấp sẽ hạ trong vòng vài giờ nếu sử dụng thuốc trị tăng huyết áp.

    Tăng huyết áp cấp cứu

    Một dạng khác của cơn tăng huyết áp là tăng huyết áp cấp cứu. Đây là tình trạng nguy hiểm khi chỉ số huyết áp từ 180/120 trở lên và có các triệu chứng tổn thương cơ quan khác như đau ngực, thở nông, đau lưng, tê/ yếu người, thay đổi thị lực hoặc khó nói. Thông thường, tăng huyết áp cấp cứu là tình trạng nguy hiểm và cần được phát hiện, đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu và điều trị kịp thời.

    cơn tăng huyết áp cấp cứu

    Chẩn đoán tăng huyết áp cấp cứu

    Để chẩn đoán trường hợp tăng huyết áp cấp cứu, bác sĩ sẽ tìm hiểu về bệnh sử của bạn. Họ cũng sẽ cần biết tất cả các loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm cả thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn và các chất gây nghiện đang sử dụng. Ngoài ra, hãy nói với bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thảo dược hoặc thực phẩm chức năng nào.

    newsletter banner

    Một số xét nghiệm sẽ được thực hiện để theo dõi huyết áp và đánh giá tổn thương cơ quan, bao gồm:

    • Theo dõi huyết áp thường xuyên
    • Khám mắt để tìm dấu hiệu sưng và chảy máu
    • Xét nghiệm máu và nước tiểu

    Điều trị cơn tăng huyết áp cấp cứu

    Mục tiêu xử trí cơn tăng huyết áp cấp cứu là hạ huyết áp càng nhanh càng tốt bằng thuốc huyết áp tiêm tĩnh mạch (IV) để ngăn ngừa tổn thương thêm các cơ quan. Bất kỳ tổn thương cơ quan nào đã xảy ra đều được điều trị bằng các liệu pháp dành riêng cho cơ quan bị tổn thương.

    Nếu huyết áp của bệnh nhân ≥ 180/120mmHg và có các triệu chứng liên quan đến tổn thương cơ quan đích như: đau ngực, khó thở, đau lưng, tê bì, yếu liệt chi, suy giảm ý thức, nói khó, nhìn mờ, buồn nôn hoặc nôn, cần gọi cấp cứu ngay để có thể nhận được sự chăm sóc y tế kịp thời tránh những tổn thương nghiêm trọng đe dọa tính mạng.

    cơn tăng huyết áp khi nào cần cấp cứu

    Những bước xử trí tăng huyết áp cấp cứu sau khi đã đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế là:

    • Theo dõi huyết áp động mạch liên tục
    • Hạ huyết áp ngay bằng thuốc truyền tĩnh mạch có bơm tiêm điện để kiểm soát tốt huyết áp. Đa số trường hợp không nhất thiết phải đưa huyết áp ngay về mức bình thường mà cần hạ huyết áp từ từ theo nguyên tắc: Hạ huyết áp từ từ 20-25% trong vòng 1 giờ đầu. Nếu tình trạng bệnh nhân ổn, tiếp tục hạ huyết áp xuống mức 160/100 mmHg trong vòng 2-6 giờ và xuống mức bình thường trong vòng 24-48 giờ.
    • Một số trường hợp có chỉ định cần hạ huyết áp ngay như bệnh nhân bóc tách động mạch chủ huyết áp tâm thu cần hạ xuống <120mmHg trong giờ đầu, bệnh nhân có tiền sản co giật, sản giật, cơn tăng huyết áp do u tủy thượng thận huyết áp tâm thu cần giảm xuống < 140mmHg trong giờ đầu.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 24/03/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo