Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Lá lách là cơ quan nằm ở phần trên bên trái của bụng, bên dưới xương sườn. Nó có kích thước bằng nắm tay và đóng vai trò quan trọng trong việc chống nhiễm trùng và lọc máu. Lá lách có thể vỡ do chấn thương,
Lá lách có chức năng sản xuất tế bào miễn dịch và kháng thể. Nó cũng chịu trách nhiệm loại bỏ các tế bào máu bất thường hoặc cũ và các vật thể lạ, chẳng hạn như vi khuẩn và virus, khỏi máu.
Lá lách cũng tái tạo huyết sắc tố, thành phần trong máu mang oxy và lưu trữ tiểu cầu để giúp đông máu.
Chấn thương kín ở lách có thể làm rách lớp bên ngoài lá lách.
Dựa vào mức độ rách, tổn thương tĩnh mạch và động mạch, tình trạng đông máu, các chuyên gia sẽ chia ra các mức độ tổn thương lá lách:
Việc phân loại mức độ tổn thương lá lách sẽ giúp các bác sĩ xác định liệu bạn có cần làm phẫu thuật hay không.
Các triệu chứng vỡ lá lách thường đi kèm với các dấu hiệu khác của chấn thương kín ở bụng, chẳng hạn như gãy xương sườn, gãy xương chậu và chấn thương tủy sống.
Khi bị chấn thương lá lách, bạn sẽ cảm thấy đau ở phần bụng trên bên trái. Tuy nhiên, sau khi lách vỡ, cơn đau có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác, như thành ngực trái và vai trái.
Đau ở vai trái là do máu chảy từ lá lách kích thích các dây thần kinh cột sống. Cơn đau có thể tồi tệ hơn khi người bệnh hít vào.
Đau bụng là triệu chứng phổ biến của các chấn thương trong bụng, nhưng không phải là dấu hiệu đặc trưng của vỡ lá lách.
Người bệnh cũng có thể có các triệu chứng vỡ lách khác như:
Các triệu chứng trên là do mất máu và hạ huyết áp gây ra.
Vỡ lá lách mà một tình trạng y tế khẩn cấp. Do đó, bạn hãy nhanh chóng đi cấp cứu nếu có các triệu chứng của tình trạng này sau khi bị chấn thương.
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến lá lách bị vỡ là chấn thương kín ở bụng, thường là do tai nạn giao thông. Ngoài ra, vỡ lách cũng có thể xảy ra do chấn thương thể thao và tấn công vật lý.
Ngoài nguyên nhân do chấn thương kín, người bệnh cũng có thể bị vỡ lách do vết thương mở, như vết dao đâm.
Bên cạnh đó, can thiệp y tế, như phẫu thuật bụng, nội soi, đôi khi có thể gây ra vỡ lách và các tình trạng khác.
Trong một số ít trường hợp, vỡ lách không phải do chấn thương mà do một tình trạng bệnh ở lá lách gây ra. Đôi khi, lá lách khỏe mạnh cũng có thể vỡ, mặc dù điều này là cực kỳ hiếm.
Các nguyên nhân khác cũng có thể gây vỡ lá lách như:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Để chẩn đoán tình trạng này, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm sau:
Các phương pháp điều trị vỡ lá lách sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Một số người sẽ cần phẫu thuật ngay lập tức. Số khác chỉ cần nghỉ ngơi trong thời gian dài để phục hồi.
Nhập viện để lá lách có thời gian phục hồi
Nhiều vết thương nhỏ hoặc vừa ở lá lách có thể lành mà không cần phẫu thuật. Bạn có khả năng phải nhập viện để các bác sĩ quan sát tình trạng và chăm sóc y tế, chẳng hạn như truyền máu, nếu cần thiết.
Bạn có thể được chụp CT theo dõi định kỳ để kiểm tra xem lá lách của bạn đã lành hay chưa và xác định xem bạn có cần phẫu thuật hay không.
Phẫu thuật
Nhìn chung, phẫu thuật lách thường an toàn, nhưng nó vẫn có một số rủi ro như các loại phẫu thuật khác chẳng hạn như chảy máu, đông máu, nhiễm trùng và viêm phổi.
Nếu không điều trị, vỡ lá lách có thể dẫn đến các tình trạng như u nang hoặc cục máu đông.
Ngoài ra, vỡ lá lách có thể khiến dòng máu lưu thông bị chậm lại và làm cơ quan này không thể hoạt động được. Trong trường hợp này, bác sĩ cần phải nhanh chóng làm phẫu thuật.
Sau phẫu thuật cắt lách, hệ miễn dịch cũng sẽ bị suy giảm ít nhiều. Do đó, người bệnh cần có biện pháp phòng ngừa để tránh nhiễm trùng.
Người bệnh có thể mất một vài tuần sau phẫu thuật để hồi phục. Điều quan trọng là họ phải nghỉ ngơi và cho phép cơ thể có thời gian chữa lành. Bạn lưu ý chỉ tiếp tục hoạt động bình thường sau khi có sự đồng ý từ bác sĩ. Đối với những người chơi thể thao, bác sĩ khuyên họ nên vận động nhẹ trong 3 tháng trước khi quay trở lại chế độ tập luyện hoặc tập thể dục thông thường.
Một người có thể sống mà không cần lách, nhưng cơ quan này lại có vai trò trong hệ miễn dịch. Do đó, việc cắt bỏ hoặc tổn thương lách có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Để phòng ngừa điều này, những người làm phẫu thuật lá lách nên được tiêm vắc-xin ngừa phế cầu khuẩn. Bệnh nhân có nguy cơ cao nên được chủng ngừa vi khuẩn Meningococcus và Haemophilusenzae loại B.
Những lần tiêm chủng này thường được thực hiện 14 ngày trước khi phẫu thuật hoặc 14 ngày sau phẫu thuật trong trường hợp khẩn cấp.
Trẻ em đã trải qua phẫu thuật cắt lách có thể cần phải dùng thuốc kháng sinh hàng ngày để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Điều này cũng có thể quan trọng đối với những người cũng có tình trạng tự miễn, chẳng hạn như HIV và trong 2 năm sau khi cắt bỏ lá lách.
Ngay cả khi phục hồi, điều quan trọng là phải thông báo cho bác sĩ bạn không còn lách vì điều này có thể ảnh hưởng đến các phương pháp điều trị trong tương lai.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!