backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Ổ tụ máu

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Ổ tụ máu

Tìm hiểu chung

Ổ tụ máu là bệnh gì?

tụ máu là tập hợp máu bên ngoài mạch máu. Nguyên nhân là do thành mạch máu, động mạch, tĩnh mạch hay mao mạch bị tổn thương và máu chảy vào các mô. Ổ tụ máu có thể nhỏ chỉ với một chấm máu hoặc to và gây ra sưng tấy nghiêm trọng.

Các mạch máu trong cơ thể được phục hồi liên tục. Nếu có áp lực lớn trong mạch máu, ví dụ như động mạch chủ, máu sẽ tiếp tục rò rỉ qua thành bị tổn thương và ổ tụ máu sẽ to ra.

Máu thoát ra từ bên trong mạch máu rất dễ kích thích với mô xung quanh và có thể gây ra các triệu chứng viêm bao gồm đau, sưng tấy và đỏ. Các triệu chứng của ổ tụ máu phụ thuộc vào vị trí, kích cỡ của chúng và liệu chúng có gây sưng hoặc phù nề không. Ổ tụ máu có thể xảy ra ở bất cứ đâu trong cơ thể.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ổ tụ máu là gì?

Ổ tụ máu có thể gây kích ứng và viêm. Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của ổ máu tụ hoặc tình trạng sưng và viêm kết hợp gây ảnh hưởng các cấu trúc gần đó, các triệu chứng có thể thay đổi.

Các triệu chứng thông thường khi bạn bị viêm do ổ máu tụ bao gồm:

– Đỏ

– Nhạy đau

– Nóng

– Đau

– Sưng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng này diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh các tình trạng nặng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra ổ tụ máu?

Chấn thương là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ổ máu tụ.

Khi mọi người nghĩ về chấn thương, họ thường nghĩ đến tai nạn xe hơi, ngã, chấn thương đầu, xương gãy và vết thương do đạn.

Chấn thương mô cũng có thể là do hắt hơi mạnh hoặc vặn bất ngờ cánh tay hoặc chân.

Khi một mạch máu bị tổn thương, máu chảy vào mô xung quanh; máu này có xu hướng đông lại hoặc tạo cục máu đông. Lượng máu chảy ra càng lớn thì lượng ổ tụ máu càng lớn.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh ổ tụ máu?

Ổ tụ máu là bệnh thường gặp ở nữ giới hơn là nam giới. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh ổ tụ máu?

Bạn sẽ có nguy cơ cao mắc tình trạng này nếu đang gặp những điều kiện sức khỏe sau:

– Chứng phình mạch.

– Thuốc. Thuốc làm loãng máu hoặc thuốc kháng đông bao gồm warfarin (Coumadin®), aspirin, clopidogrel (Plavix®), prasugrel (Effient®), rivaroxaban (Xarelto®) và apixaban (Eliquis®) có thể làm tăng khả năng xuất huyết tự phát và làm ổ tụ máu to ra, vì cơ thể không thể sửa chữa các mạch máu hiệu quả. Điều này làm cho máu liên tục rò rỉ qua các vùng bị tổn thương.

– Bệnh hoặc các tình trạng sức khỏe. Những tình trạng này có thể làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu (giảm tiểu cầu) hoặc làm giảm chức năng của chúng. Nhiễm virus (rubella, parvovirus, quai bị, thủy đậu, HIV và viêm gan C), thiếu máu bất sản, ung thư từ các cơ quan khác, lạm dụng rượu lâu dài và thiếu vitamin D có thể liên quan đến ổ máu tụ.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh ổ tụ máu?

Ổ tụ máu của da và mô mềm thường được điều trị bằng cách nghỉ ngơi, áp lạnh, băng nén.

Một số bác sĩ có thể dùng nhiệt như một phương pháp điều trị khác. Đau thường do viêm xung quanh và có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau không cần kê toa.

Việc lựa chọn thuốc phụ thuộc vào sức khỏe của bệnh nhân. Đối với những bệnh nhân đang dùng thuốc kháng đông, ibuprofen được chống chỉ định (không khuyến cáo) do nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa. Bệnh nhân bị bệnh gan không nên dùng acetaminophen. Khi nghi ngờ, bạn nên yêu cầu bác sĩ hoặc dược sĩ đưa ra khuyến cáo.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh ổ tụ máu?

Tai nạn luôn xảy ra xung quanh chúng ta và hầu hết các khối u tụ máu là điều không thể tránh khỏi.

Đối với bệnh nhân dùng thuốc kháng đông, nên tránh tham gia vào các hoạt động có nguy cơ gây thương tích cao. Đối với bệnh nhân dùng warfarin (Coumadin®), điều quan trọng là bạn đảm bảo rằng liều lượng này là thích hợp và máu không được pha loãng quá mức.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo