Tình trạng rò hậu môn và áp xe hậu môn trực tràng cần được điều trị tại bệnh viện vì hiếm khi tự lành. Bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định bạn phẫu thuật để điều trị lỗ rò hậu môn.
Đau hậu môn là dấu hiệu bệnh gì? Đâu là bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe ít phổ biến hơn?
Nhiều người thường thắc mắc đau hậu môn là bệnh gì hay đau hậu môn là dấu hiệu bệnh gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, nhìn chung, có khá nhiều nguyên nhân gây đau hậu môn. Ngoài những nguyên nhân về bệnh lý phổ biến kể trên, bạn cũng nên lưu ý đến một số bệnh lý hoặc vấn đề ít phổ biến hơn nhưng vẫn có thể xảy ra, bao gồm:
1. Đau hậu môn vô căn (proctalgia fugax)

Đây là tình trạng mà các cơn đau hậu môn diễn ra đột ngột, dữ dội, kéo dài vài phút tại một thời điểm. Tùy thuộc vào thể trạng mỗi người mà các cơn đau nhói này có thể xảy ra một hoặc nhiều lần trong đời. Thế nhưng, cơn đau hậu môn không rõ nguyên nhân thường không kéo dài liên tục và nhanh chóng tự khỏi sau đó.
2. Hội chứng cơ nâng hậu môn
Đây là một dạng rối loạn chức năng cơ sàn chậu. Hội chứng này gây co thắt ở các cơ vùng xương chậu và hậu môn dẫn đến đau hậu môn mãn tính. Nếu bạn cảm thấy đau nhức xung quanh hậu môn, trực tràng mà không liên quan đến việc đi đại tiện thì đó có thể là do hội chứng cơ nâng hậu môn. Cơn đau có thể xuất hiện kéo dài vài giờ đến vài ngày rồi tự khỏi. Bên cạnh đó, việc áp dụng các phương pháp điều trị giúp thư giãn các cơ sàn chậu cũng có thể giúp ích cho việc giảm đau.
3. Bệnh viêm ruột
Một số rối loạn đường ruột, phổ biến nhất là bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, có thể gây viêm đau và chảy máu trong đường tiêu hóa lẫn trực tràng. Từ đó gây đau hậu môn trực tràng. Các triệu chứng khác có thể bao gồm chuột rút ở bụng, táo bón/ tiêu chảy, đi ngoài ra máu, giảm cảm giác thèm ăn, giảm cân.
4. Đau hậu môn là bệnh gì? Cần lưu ý một số bệnh nhiễm trùng
Bệnh nhân bị nhiễm nấm hoặc nhiễm trùng do các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể bị đau hậu môn hoặc trực tràng từ nhẹ đến nặng. Đối với trường hợp này, cơn đau hậu môn không phải lúc nào cũng gắn liền với việc đi tiêu. Các dấu hiệu khác bao gồm chảy máu hậu môn nhẹ, tiết dịch hoặc ngứa. Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng đau hậu môn có thể cần điều trị bằng kháng sinh tại chỗ/ đường uống hoặc thuốc chống nấm.
5. Một số tình trạng da

Nếu vùng da xung quanh hậu môn nổi mụn, bị vẩy nến… thì cũng có thể gây ngứa, chảy máu và đau. Nếu cơn đau này kéo dài, bạn vẫn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn cách điều trị hiệu quả.
6. Vấn đề liên quan đến xương
Vấn đề liên quan đến xương, chẳng hạn như đau xương cụt hoặc các cơn đau lan từ lưng dưới, xương chậu hoặc hông do viêm khớp hoặc khối u xương cũng có thể gây đau vùng hậu môn.
7. Vấn đề về đường tiết niệu
Cơn đau hậu môn có thể liên quan đến đường tiết niệu, chẳng hạn như viêm tuyến tiền liệt (viêm hoặc nhiễm trùng tuyến tiền liệt).
8. Ung thư hậu môn
Bệnh ung thư hậu môn hoặc trực tràng dưới hiếm khi xảy ra. Thế nhưng, bạn vẫn nên thận trọng nếu phát hiện khối u ở hậu môn gây khó đi tiêu, chảy máu và cơn đau ngày càng nghiêm trọng theo thời gian. Cách tốt nhất là bạn cần đi khám nếu các cơn đau hậu môn không tự khỏi mà ngày càng đau hoặc chảy máu trực tràng nghiêm trọng để được điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm: 8 nguyên nhân khiến hậu môn bị sưng mà bạn cần biết
Hiện tượng đau hậu môn là vấn đề phổ biến nhưng hầu hết trường hợp thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn lo lắng về vấn đề đau hậu môn là bệnh gì hoặc có triệu chứng bất thường thì đừng ngần ngại đi khám nhé! Các bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân cụ thể và đưa ra lời khuyên điều trị phù hợp cho bạn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!