Vi khuẩn gây bệnh có trong phân của bệnh nhân và lây lan qua nguồn thực phẩm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Đây cũng là lý do vì sao bệnh xuất hiện phổ biến ở những khu vực khan hiếm nguồn nước sạch.
Theo đó, các loại thực phẩm sống như tiết canh, mắm tôm sống hoặc các loại cá, động vật có vỏ cũng có thể là nguồn lây nhiễm bệnh dịch tả nếu chúng sống hoặc được sơ chế dưới nguồn nước nhiễm bệnh.
Vì vi khuẩn có trong phân của bệnh nhân nên thói quen vệ sinh kém cũng làm bệnh lây lan rất nhanh. Bệnh nhân không rửa tay kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc nhà vệ sinh không được lau dọn sạch sẽ khi có người trong nhà mắc bệnh dịch tả, vi khuẩn gây bệnh sẽ nhanh chóng bị phát tán sang những thành viên khác.
Làm thế nào để điều trị bệnh dịch tả?
Bác sĩ sẽ xét nghiệm mẫu phân của bệnh nhân để xác định đó có phải là bệnh dịch tả hay không. Sau đó, phác đồ điều trị được đưa ra cụ thể cho từng thể trạng người bệnh. Song, điều quan trọng nhất đối với tất cả các ca mắc bệnh là bệnh nhân phải được bù nước và chất điện giải.
Người mắc bệnh dịch tả có thể không tử vong vì vi khuẩn mà tử vong vì cơ thể bị mất nước trầm trọng do tiêu chảy và nôn ói liên tục. Các loại nước thông thường như nước lọc, nước ép trái cây hay sữa không có khả năng bổ sung đủ lượng nước và chất điện giải đã mất đi. Thay vào đó, bệnh nhân cần được uống dung dịch điện giải oresol dạng bột khô pha với nước ấm hoặc dạng nước đóng chai có sẵn.
Những trường hợp bệnh nặng có thể được chỉ định dùng kháng sinh để cầm tiêu chảy hoặc truyền chất lỏng qua đường tĩnh mạch.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn điều trị tại nhà hoặc điều trị tại bệnh viện. Nếu điều trị bệnh tả tại nhà, bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng đơn thuốc. Không tự ý tăng, giảm hoặc ngừng thuốc ngay khi thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm. Khi đó, vi khuẩn gây bệnh có thể vẫn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, bệnh có thể tái phát với mức độ nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, bệnh nhân điều trị bệnh tả tại nhà phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Tuyệt đối ăn chín, uống chín, ăn thức ăn dạng lỏng, dễ hấp thụ để không gây thêm áp lực lên đường ruột và hệ tiêu hóa. Với bệnh nhân là trẻ em, người lớn vẫn phải bổ sung đủ sữa và các dưỡng chất khác trong bữa ăn thường ngày cho bé để đảm bảo cơ thể bé có đủ năng lượng chống chọi với bệnh.
Bệnh nhân có thể sử dụng kết hợp thuốc điều trị dịch tả với sữa chua giàu probiotic hoặc các loại dược liệu thiên nhiên như gừng, trà gừng nấu cùng bạc hà để tăng cường hệ miễn dịch, giúp giảm cơn đau bụng. Những loại thức ăn, đồ uống này có thể sử dụng hàng ngày cho đến khi hồi phục.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!