Đi cầu ra máu tươi thường liên quan đến nhiều vấn đề về đại tràng và hậu môn. Đặc biệt, đó có thể là dấu hiệu bệnh trĩ ở những giai đoạn đầu.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đi cầu ra máu tươi thường liên quan đến nhiều vấn đề về đại tràng và hậu môn. Đặc biệt, đó có thể là dấu hiệu bệnh trĩ ở những giai đoạn đầu.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi cầu hay đi ngoài ra máu tươi, có thể đơn giản là do táo bón nặng khiến hậu môn trầy xước hay nghiêm trọng hơn là liên quan đến một số tình trạng bệnh lý như trĩ, viêm đại tràng… Tốt hơn hết, bạn nên cố gắng tìm hiểu nguyên nhân và đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.
Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu xem hiện tượng đi cầu ra máu tươi có phải là dấu hiệu bệnh trĩ hay không và những cách xử lý qua bài viết dưới đây nhé!
Bất kỳ ai cũng đều sẽ giật mình nếu nhìn thấy máu xuất hiện sau khi đi đại tiện, máu có thể lẫn trong phân hay trên giấy vệ sinh. Đây chắc chắn là một triệu chứng không nên “ngó lơ” vì nó thường là dấu hiệu của một tình trạng bệnh nào đó. Tuy nhiên, bạn cần phải bình tĩnh trở lại và tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây chảy máu.
Nếu có thêm những triệu chứng khác đi kèm với đi ngoài ra máu, bạn sẽ dễ dàng xác định được nguyên nhân nhưng không có nghĩa là bạn nên tự mình suy đoán. Hãy đến gặp và thảo luận cùng bác sĩ ngay cả khi tình trạng này đã xuất hiện trước đó và được đưa ra chẩn đoán.
Một trong những nguyên nhân khiến bạn đi cầu ra máu tươi bao gồm:
Nhìn chung, đi ngoài ra máu là một triệu chứng thường gặp khi bạn có những bệnh lý ở vùng hậu môn trực tràng. Biểu hiện có thể nhẹ như dính một ít máu trên phân hay giấy vệ sinh hoặc nặng hơn là chảy máu nhỏ giọt, thành tia kèm theo những triệu chứng khác như đau rát quanh hậu môn, sờ thấy búi trĩ sa ra ngoài…
Bệnh trĩ xuất hiện do các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn giãn rộng. Ở một số người bệnh, bệnh có thể không gây ra triệu chứng gì. Ngược lại, có những người sẽ cảm thấy ngứa rát, chảy máu và khó chịu, đặc biệt khi ngồi xuống.
Có hai loại trĩ chính được phân biệt dựa vào vị trí của búi trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Cả hai loại này đều có khả năng hình thành huyết khối (cục máu đông) bên trong tĩnh mạch của búi trĩ. Cho dù mắc phải loại trĩ nào, bạn đều có thể gặp phải hiện tượng đi cầu ra máu tươi.
Khi bạn dùng nhiều sức để đi đại tiện hoặc khối phân quá cứng sẽ tác động lên bề mặt búi trĩ và khiến chúng chảy máu. Một số trường hợp, huyết khối hình thành quá nhiều có thể gây vỡ tĩnh mạch, dẫn đến chảy máu ra ngoài. Thông thường, máu từ búi trĩ sẽ có màu đỏ tươi khi nhìn thấy trên giấy vệ sinh.
Đi cầu ra máu khi bị trĩ là dấu hiệu cho thấy thành tĩnh mạch trong búi trĩ đã bị kích thích hoặc tổn thương. Tình trạng này có thể tự khỏi theo thời gian nhưng có một số cách bạn có thể làm ở nhà để tăng quá trình làm lành vết thương và giảm bớt khó chịu.
Tuy nhiên, nếu bạn không biết nguyên nhân rõ ràng gây chảy máu hoặc hiện tượng này kéo dài trong vòng một tuần, hãy đi khám bác sĩ sớm nhất có thể. Bạn không nên tự chẩn đoán tình trạng bệnh vì một số bệnh lý nghiêm trọng khác như bệnh viêm đường ruột (IBD) hay ung thư cũng có thể có triệu chứng tương tự. Vì vậy, bạn cần đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.
Nếu bạn được chẩn đoán là mắc bệnh trĩ và chúng gây đau rát hay ngứa, hãy bắt đầu làm sạch khu vực hậu môn nhẹ nhàng để giảm tình trạng viêm:
Bên cạnh đó, bạn cũng cần thực hiện các cách giúp làm mềm phân, giữ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt để giảm nguy cơ kích thích hoặc làm tổn thương thêm búi trĩ:
Sau khi thử một vài cách điều trị bệnh trĩ tại nhà mà vẫn thấy đi cầu ra máu, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra lại. Trường hợp trĩ nặng, bác sĩ sẽ thực hiện các kỹ thuật điều trị y khoa thích hợp để thu nhỏ hay loại bỏ búi trĩ.
Tóm lại, đi cầu ra máu tươi có thể là dấu hiệu bệnh trĩ nhưng cũng có khi liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng khác. Để biết chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng này, bạn nên đi gặp bác sĩ khi thấy máu xuất hiện trong lúc đi vệ sinh.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!