Loét thực quản do thuốc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc có nguy cơ tác động đến sức khỏe thực quản, cụ thể hơn là gây viêm loét tại đây. Chúng thường gồm:
- Aspirin
- Ibuprofen
- Bisphosphonates
- Một số thuốc kháng sinh
Viêm loét thực quản do nhiễm trùng
So với axit dạ dày và thuốc, vết loét hình thành do nhiễm trùng ít khi xảy ra hơn. Mặc dù vậy, một số chủng vi sinh vật sau vẫn có khả năng dẫn đến vấn đề này, chẳng hạn như:
- Nấm candida
- Virus herpes
- Virus HPV
Một số nguyên nhân khác
Đôi khi, vết loét còn có khả năng hình thành bởi:
- Tiêu thụ chất ăn mòn (chủ yếu diễn ra ở trẻ nhỏ, người mắc chứng rối loạn tâm thần hoặc nghiện rượu nặng)
- Nuốt dị vật
- Biến chứng của một số phẫu thuật dạ dày
Bên cạnh các nguyên nhân được đề cập ở trên, đôi khi tình trạng sức khỏe này còn có thể phát triển từ một số vấn đề như:
- Viêm loét dạ dày
- Loét tá tràng
- Tiền sử viêm thực quản
- Nhiễm HIV/AIDS
- Bệnh tiểu đường (đái tháo đường)
- Ung thư
Bệnh loét thực quản có nguy hiểm không?
Ngày nay, dù bệnh không phải là vấn đề hiếm gặp nhưng thực tế, không phải ai cũng biết loét thực quản có nguy hiểm không. Điều này dẫn đến sự chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị, từ đó tạo điều kiện phát triển nhiều biến chứng phức tạp như sau, bao gồm:
- Chảy máu thực quản
- Thủng thực quản
- Tái phát tình trạng loét dạ dày – tá tràng
- Vỡ thực quản
- Ung thư thực quản
- Giảm cân đến mức suy dinh dưỡng do chán ăn, đồng thời việc nuốt thức ăn cũng gặp nhiều khó khăn
- Tử vong
Những thủ thuật xét nghiệm dùng trong chẩn đoán bệnh viêm loét thực quản là gì?
Để chẩn đoán tình trạng sức khỏe này ở một người, các chuyên gia có thể áp dụng một số phương pháp sau:
- Kiểm tra và đánh giá bệnh sử của người đó
- Khám sức khỏe tổng quát
- Nội soi thực quản
- Chụp X-quang thực quản cản quang với Barium
Nếu tìm thấy vết loét, bác sĩ có thể sử dụng sinh thiết để lấy mẫu mô tại đây và đem đi phân tích chuyên sâu hơn.
Điều trị loét thực quản như thế nào mới hiệu quả?
Theo bác sĩ, điều trị loét thực quản hiệu quả ngay từ đầu là yếu tố then chốt trong việc ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm phát sinh. Các phương pháp điều trị có thể gồm:
- Thuốc chữa viêm loét thực quản: thuốc kháng axit, thuốc chẹn thụ thể H2, thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm, kháng virus…
- Cải thiện lối sinh hoạt: đặc biệt là chế độ ăn uống để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động
- Phẫu thuật: chủ yếu dành cho những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh không đáp ứng tốt với các phác đồ điều trị khác
Khi áp dụng biện pháp uống thuốc chữa viêm loét thực quản, người bệnh cần đảm bảo tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo vết loét được chữa lành hoàn toàn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!