Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Bệnh viêm tai thường xuất hiện phổ biến hơn ở trẻ em, song người trưởng thành vẫn có khả năng mắc phải căn bệnh này. Không giống như tình trạng viêm tai ở trẻ, bệnh viêm tai ở người lớn có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Do đó, bạn cần chú ý đến các triệu chứng bất thường ở tai và lên kế hoạch thăm khám bác sĩ khi cần thiết.
Có 3 dạng viêm tai chính, tương ứng với 3 phần của tai, bao gồm:
Tai ngoài gồm vành tai và ống tai ngoài. Viêm tai ngoài thường bắt đầu bằng triệu chứng ngứa tai và thường xuyên gãi tai. Khi tiến triển, bệnh có thể gây ra:
Tai giữa là cấu trúc tai nằm ngay sau màng nhĩ. Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa thường là do dịch tích tụ phía sau màng nhĩ, khiến màng nhĩ bị phồng ra. Ngoài đau tai, viêm tai giữa còn có thể khiến tai bị chảy dịch và gây cảm giác đầy trong tai.
Viêm tai giữa thường đi kèm với sốt và suy giảm thính lực khi tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn.
Các triệu chứng phổ biến của tình trạng viêm tai trong bao gồm:
Các vấn đề xảy ra ở tai trong có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm màng não.
Bệnh viêm tai thường do các loại vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, việc bạn bị viêm tai ở vị trí nào còn tùy thuộc vào yếu tố trực tiếp khiến bạn bị nhiễm khuẩn.
Viêm tai ngoài thường xuất phát từ tình trạng đọng nước trong tai sau khi bạn đi bơi hoặc tắm ở vùng nước kém vệ sinh. Lượng nước đọng tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bị viêm tai ngoài khi đưa ngón tay hoặc các vật khác vào tai. Điều này có thể khiến tai của bạn bị trầy xước hoặc kích thích, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
Viêm tai giữa thường bắt nguồn từ cảm lạnh hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác. Vi khuẩn có thể đi vào tai giữa thông qua các ống eustachian (nối phía sau mũi và cổ họng).
Tình trạng nhiễm trùng có thể kích thích và làm sưng các ống eustachian, gây cản trở việc thoát dịch ở tai giữa. Khi dịch trong tai không thể thoát ra đúng cách, nó sẽ tích tụ và ảnh hưởng đến màng nhĩ.
Một trong những lý do khiến trẻ em dễ bị viêm tai hơn người lớn là do ống eustachian của trẻ ngắn, nhỏ và thường nằm ngang hơn so với người trưởng thành. Do đó, nếu kích thước các ống eustachian của bạn nhỏ và thiếu độ dốc thì bạn sẽ có nguy cơ bị viêm tai cao hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng dễ bị viêm tai hơn nếu bạn có thói quen hút thuốc hoặc ở gần khu vực nhiều khói thuốc. Ngoài ra, nếu bạn bị cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc dị ứng, bạn cũng có khả năng cao mắc phải bệnh viêm tai.
Các tình trạng viêm tai nhẹ có thể tự khỏi trong vài ngày. Do đó, nếu triệu chứng đau tai không quá nghiêm trọng, bạn có thể ở nhà và tiếp tục theo dõi trong 1-2 ngày.
Tuy nhiên, nếu cơn đau không thuyên giảm và trở nên trầm trọng hơn hoặc đau tai đi kèm với sốt, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Ngoài ra, nếu thấy tai chảy dịch hoặc khả năng nghe bị suy giảm, bạn cũng nên đi khám càng sớm càng tốt.
Khi đi khám, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử và các triệu chứng mà bạn đang gặp phải. Sau đó, bác sĩ có thể kiểm tra chi tiết tai ngoài và màng nhĩ của bạn bằng ống soi tai.
Ngoài ra, bạn cũng có thể được yêu cầu thực hiện xét nghiệm đo nhĩ lượng hoặc kiểm tra thính lực đơn giản để chẩn đoán và đánh giá tình trạng nhiễm trùng tai, đặc biệt là khi bệnh viêm tai đã gây mất thính lực.
Phương pháp điều trị bệnh viêm tai sẽ phụ thuộc vào dạng viêm tai cụ thể của bạn. Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ được kê toa thuốc kháng sinh để chữa viêm tai ngoài và viêm tai giữa.
Điều trị bệnh viêm tai ngoài
Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh điều trị viêm tai ngoài nếu bệnh của bạn là do vi khuẩn gây ra. Trong trường hợp viêm tai do virus, bệnh có thể tự khỏi hoặc cần điều trị chuyên sâu tùy loại virus liên quan.
Điều trị bệnh viêm tai giữa
Đối với viêm tai giữa, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh đường uống hoặc thuốc nhỏ tai kháng sinh cho bạn. Bên cạnh đó, các loại thuốc giảm đau, chẳng hạn như thuốc giảm đau không kê đơn và thuốc chống viêm cũng có thể được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng viêm tai.
Nếu bạn vẫn còn gặp các triệu chứng của bệnh cảm lạnh hoặc dị ứng, bác sĩ có thể cho bạn dùng thêm thuốc thông mũi, thuốc nhỏ mũi hoặc thuốc kháng histamine.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng kỹ thuật autoinsufflation để làm thông các ống eustachian. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách bóp mũi, ngậm miệng và thở ra nhẹ nhàng. Việc này giúp đưa không khí qua các ống eustachian để dịch tích tụ bên trong có thể thoát ra ngoài.
Để ngăn ngừa bệnh viêm tai ở người lớn, bạn có thể áp dụng các biện pháp đơn giản mà hữu hiệu sau:
Việc phát hiện sớm và điều trị bệnh viêm tai đúng cách sẽ giúp bạn tránh được các biến chứng nguy hiểm. Nhiễm trùng tai không được điều trị có thể dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn và ảnh hưởng đến các bộ phận khác ở mặt và đầu. Do đó, nếu nghi ngờ mình bị viêm tai, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!