Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở tai giữa – cấu trúc tai nằm ngay sau màng nhĩ. Nguyên nhân viêm tai giữa thường là do vi khuẩn và virus. Tuy nhiên, yếu tố trực tiếp gây bệnh ở người lớn và trẻ em có một số điểm khác biệt.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở tai giữa – cấu trúc tai nằm ngay sau màng nhĩ. Nguyên nhân viêm tai giữa thường là do vi khuẩn và virus. Tuy nhiên, yếu tố trực tiếp gây bệnh ở người lớn và trẻ em có một số điểm khác biệt.
Cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và cách phòng tránh căn bệnh này trong bài viết sau đây.
Viêm tai giữa là một trong những căn bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đối tượng mắc bệnh thường là các bé từ 6 đến 18 tháng tuổi.
Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em chủ yếu là do bội nhiễm sau những đợt mắc bệnh viêm mũi, họng. Tình trạng này khiến dịch bị tích tụ lại trong tai trẻ, gây tổn thương màng nhĩ, đau nhức tai và suy giảm thính lực.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác khiến trẻ dễ bị viêm tai giữa hơn so với người lớn là do cấu tạo ống eustachian chưa hoàn thiện. Ở trẻ em, các ống này thường hẹp và nằm ngang. Vì thế, các chất dịch sẽ khó thoát ra ngoài hơn và dễ gây tắc nghẽn hơn.
Đặc biệt, khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên, các ống eustachian sẽ bị sưng, khiến chất dịch ứ đọng lại bên trong. Điều này vô tình tạo ra một môi trường ẩm ướt, thuận lợi cho vi khuẩn, virus sinh sôi, phát triển, dẫn đến viêm tai giữa.
Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị viêm tai giữa do các tổ chức adenoid bị sưng. Adenoid là khối mô nhỏ nằm phía sau mũi, có vai trò hỗ trợ hoạt động của hệ thống miễn dịch. Ở trẻ, kích thước của các khối adenoid có thể to đến mức che kín lỗ mở của ống eustachian, dẫn đến tắc nghẽn và tích tụ dịch trong tai, góp phần gây ra tình trạng viêm tai giữa.
Dù không phổ biến nhưng người lớn cũng có thể mắc phải bệnh viêm tai giữa.
Việc vệ sinh tai không đúng cách, đưa vật lạ sắc nhọn khiến tai bị tổn thương là nguyên nhân gây viêm tai giữa phổ biến nhất ở người lớn.
Bên cạnh đó, một số bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi, viêm phổi, dị ứng, cảm lạnh, cúm… cũng tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào tai giữa, gây ra tình trạng viêm.
Ngoài ra, những người làm việc trong điều kiện môi trường ô nhiễm, có thói quen hút thuốc hoặc có hệ miễn dịch yếu cũng có khả năng cao mắc phải căn bệnh này.
Các dấu hiệu viêm tai giữa thường khởi phát khá nhanh và dễ dàng nhận biết. Ở trẻ em, viêm tai giữa có thể gây ra các vấn đề như:
Trong khi đó, bệnh viêm tai giữa ở người lớn thường có các biểu hiện sau đây:
Một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa. Chúng bao gồm:
Trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm tai giữa. Đây là độ tuổi mà hệ miễn dịch cũng như kích thước và hình dạng của ống eustachian chưa phát triển toàn diện.
Trẻ em khi tiếp xúc với nhiều người có thể tăng nguy cơ mắc viêm tai giữa và các bệnh nhiễm trùng khác. Đây cũng là lý do mà trẻ được chăm sóc tại nhà thường ít bị bệnh hơn so với những trẻ đi học tại lớp mầm non, nhóm trẻ.
Trẻ bú bình trong tư thế nằm thường dễ mắc viêm tai giữa hơn so với trẻ bú mẹ, nguyên nhân là do sữa có thể trào ra và chảy về tai của bé.
Bệnh viêm tai giữa thường phổ biến hơn vào mùa thu và mùa đông. Khi lượng phấn hoa trong không khí tăng lên, những người bị dị ứng theo mùa sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng tai cao hơn.
Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá và không khí ô nhiễm cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa.
Sự bất thường trong cấu trúc xương và cơ ở trẻ em bị hở hàm ếch có thể gây ảnh hưởng đến khả năng lưu thông của ống eustachian.
Viêm tai giữa không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
Suy giảm hoặc mất thính lực tạm thời là biến chứng thường gặp nhất của viêm tai giữa. Tuy nhiên, vấn đề này thường được khắc phục sau khi tình trạng viêm được điều trị. Viêm tai giữa trong thời gian dài có thể là nguyên nhân gây mất thính lực hoàn toàn hoặc các tổn thương vĩnh viễn cho màng nhĩ và các cấu trúc tai giữa khác.
Suy giảm thính lực do viêm tai giữa ở trẻ nhỏ có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là về thể chất, khả năng nói, giao tiếp…
Tình trạng viêm có thể lan rộng sang các mô lân cận nếu không được điều trị đúng cách. Viêm tai xương chũm là một trong những biến chứng thường gặp nhất do viêm tai giữa gây ra.
Dịch tích tụ trong tai có thể làm tăng áp lực và khiến màng nhĩ bị thủng.
Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa viêm tai giữa bằng các biện pháp đơn giản, chẳng hạn như:
Nắm được nguyên nhân gây bệnh cũng là một trong những cách để phòng bệnh hiệu quả hơn. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu kỹ hơn về nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em và người lớn cũng như cách ngăn ngừa căn bệnh này.
Dung Nguyễn / HELLO BACSI
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!