Viêm tai hai bên là tình trạng cả hai bên tai đều bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Không phải tất cả trường hợp bị viêm tai hai bên đều nguy hiểm hơn viêm tai một bên. Tuy nhiên, các triệu chứng của viêm tai hai bên thường có phần nghiêm trọng hơn.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Viêm tai hai bên là tình trạng cả hai bên tai đều bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Không phải tất cả trường hợp bị viêm tai hai bên đều nguy hiểm hơn viêm tai một bên. Tuy nhiên, các triệu chứng của viêm tai hai bên thường có phần nghiêm trọng hơn.
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể thúc đẩy quá trình phục hồi và giảm nguy cơ biến chứng.
Các triệu chứng của viêm tai hai bên khá giống với viêm tai một bên. Tuy nhiên, chúng lại có xu hướng nghiêm trọng hơn nhiều. Chúng bao gồm:
Trong khi đó, ở trẻ nhỏ, biểu hiện của viêm tai thường là:
Khi bị viêm tai, bạn nên đến thăm khám tại bác sĩ nếu các triệu chứng kéo dài liên tục trong hơn 24 giờ. Tuy nhiên, nếu bạn bị chảy mủ hay chảy máu từ một hoặc hai bên tai, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.
Nếu nhận thấy các dấu hiệu của viêm tai ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Đối với trẻ lớn, bạn nên đưa bé đi thăm khám nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn 24 giờ, đặc biệt là khi trẻ sốt và chảy dịch từ tai.
Vi khuẩn hoặc virus ở tai giữa có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng tai. Bên cạnh đó, nếu bạn đã hoặc đang bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, bạn cũng có thể có nguy cơ bị viêm tai.
Đối với trẻ nhỏ, các khối mô Adenoids lớn phía sau mũi có thể làm tăng khả năng viêm tai hai bên. Ngoài ra, viêm tai một bên cũng có khả năng phát triển thành viêm tai hai bên.
Suy giảm thính lực là biến chứng ngắn hạn và phổ biến nhất khi bạn bị viêm tai hai bên. Tuy nhiên, biến chứng này sẽ nhanh chóng kết thúc khi tai bạn hết viêm.
Bên cạnh đó, theo Medical News Today, viêm tai hai bên kéo dài hoặc tái phát có thể dẫn đến những biến chứng như:
Đầu tiên, để chẩn đoán viêm tai hai bên, các bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh sử và các triệu chứng của bạn. Tiếp đến, bác sĩ sẽ xem xét cả hai bên tai bằng dụng cụ ống soi tai. Thông qua dụng cụ này, bác sĩ có thể xác định các dấu hiệu của viêm như đỏ, sưng và dịch ở sau màng nhĩ.
Bên cạnh ống soi tai, các bác sĩ cũng có thể sử dụng đèn soi khí nén để kiểm tra khả năng đáp ứng của màng nhĩ trước áp lực. Nếu màng nhĩ không đáp ứng với áp lực do dụng cụ này tạo ra, có khả năng phía sau tai bạn đang có hiện tượng tụ dịch.
Nếu bệnh viêm tai một bên có thể tự hồi phục sau một thời gian thì viêm tai hai bên lại cần được điều trị đúng cách. Các phương pháp điều trị viêm tai hai bên thường là:
Viêm tai hai bên do vi khuẩn có thể được điều trị bằng kháng sinh, chẳng hạn như amoxicillin. Ngược lại, thuốc kháng sinh lại không có tác dụng đối với viêm tai do virus.
Trẻ bị viêm hai tai tái phát có thể được yêu cầu phẫu thuật lắp ống thông khí màng nhĩ. Những chiếc ống này sẽ giúp thông khí tai giữa và ngăn ngừa sự tích tụ chất lỏng.
Một số loại ống thông khí màng nhĩ được gắn vào tai trong khoảng 12 tháng rồi tự rơi ra ngoài. Trong khi đó, các loại ống khác sẽ nằm lại trong tai lâu hơn và phải phẫu thuật để tháo bỏ.
Các biện pháp khắc phục tại nhà chỉ có tác dụng giảm bớt cơn đau cho người bệnh. Chúng không có tác dụng điều trị tình trạng viêm tai hai bên.
Các biện pháp giúp khắc phục viêm tai tại nhà bao gồm:
Rất khó để ngăn ngừa hoàn toàn bệnh viêm tai ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số mẹo dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh và giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm:
Viêm tai hai bên sẽ thuyên giảm sau điều trị vài ngày. Tuy nhiên, tình trạng viêm có thể kéo dài hơn 10 ngày nếu liệu pháp kháng sinh không được thực hiện đầy đủ. Do đó, bạn cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để viêm tai được chữa trị triệt để.
Dung Nguyễn / HELLO BACSI
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!