Điều chỉnh độ dốc của mặt phẳng nằm, sao cho có độ dốc nhẹ từ phần đầu trở xuống bằng cách kê chân đầu giường cao lên một chút, chuyển tư thế sang nằm nghiêng bên trái… Tránh các món ăn uống như cay, chua, nước có gas, bia rượu. Tránh ăn nhiều, ăn khuya. Ngoài ra, để điều trị trào ngược dạ dày thực quản thì các bác sĩ phải thăm khám kỹ lưỡng, sau đó dùng thuốc diệt vi khuẩn HP nếu có, thuốc ổn định lại vận động của thực quản, thuốc kháng acid và kháng tiết axit dạ dày, phẫu thuật chỉnh sửa lại van tâm vị… Khi không còn dịch axit trào lên thì độ pH của niêm mạc họng sẽ không còn bị “axit hóa”, không còn kích ứng, không còn cảm giác bỏng rát, không còn gây ngứa và ho nữa.
6. Hen suyễn gây ho ngứa cổ họng
Hen suyễn là một bệnh phổi mạn tính mà đường thở bị viêm và co thắt, gây khó thở, rên rít, co kéo lồng ngực nhất là ở thì thở ra. Bệnh này cũng hay kèm với viêm mũi dị ứng. Ngứa cổ họng và ho húng hắng kéo dài đôi khi là dấu hiệu của bệnh suyễn “giấu mặt”. Bác sĩ sẽ thăm khám và nếu nghi ngờ là suyễn thì sẽ điều trị theo suyễn và đương nhiên là triệu chứng ngứa họng và ho sẽ hết. Lưu ý là bạn phải tuân thủ điều trị, kết hợp với tập thở và hoạt động tăng cường thể lực phù hợp. Tránh những tác nhân có thể làm khởi phát những cơn dị ứng của đường hô hấp.
7. Lạm dụng phát âm
Để giảm thiểu nguy cơ ngứa cổ họng kèm ho kéo dài, bạn cần tránh nói nhiều, ca hát nhiều liên tục mà không ngừng nghỉ, không uống nước nhấp giọng. Tránh lạm dụng những âm nổ, âm cao, la hét…
Ngoài chuyện khô họng, rát họng, ngứa họng gây ho thì “bệnh nói nghề nghiệp” còn gây hại cho dây thanh âm, làm nhược cơ căng dây thanh, tạo hạt dây thanh… dẫn tới nói khàn, nói mệt.
Chăm sóc sức khỏe tại nhà khi bị ngứa họng và ho kéo dài

Khi bị ngứa cổ họng ho kéo dài, bên cạnh việc đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng cần tự chăm sóc sức khỏe tại nhà để hỗ trợ giảm nhẹ tình trạng này. Một số cách chăm sóc sức khỏe cho niêm mạc họng tại nhà bạn có thể tham khảo là:
- Uống trà chanh hoặc trà pha mật ong ấm
- Ăn súp gà ấm
- Uống trà gừng
- Dùng kẹo ngậm thảo dược
- Uống đủ nước
- Tránh thức uống gây kích ứng như chứa caffeine, cay, chua, bia, rượu
- Sử dụng máy tạo độ ẩm khi không khí môi trường quá khô
- Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.
- Hoạt động thể lực, tăng cường sức khỏe…
Tuy nhiên, bạn cần đi khám nếu thấy tình trạng ngứa cổ họng kèm ho có chiều hướng nặng hơn và có các dấu hiệu như:
- Tình trạng ngứa cổ họng kéo dài hơn 3 tuần
- Cảm giác ngứa ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ
- Sốt
- Gây khó nuốt
- Thở khò khè hoặc khó thở
- Tức ngực
- Ho có máu hoặc đờm
- Giảm cân
- Hoặc bất kỳ triệu chứng khác lạ, bất thường nào khác…
Tình trạng ngứa cổ họng kèm ho kéo dài có thể nhanh chóng biến mất nếu xác định được nguyên nhân và chữa trị phù hợp. Khi đó, không những cổ họng của bạn sẽ thoải mái, dễ chịu mà sức khỏe tổng thể của bạn cũng sẽ cải thiện, chất lượng cuộc sống nhờ đó mà tăng lên.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!