Tụ máu não, hay tụ máu nội sọ là tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng hoặc để lại nhiều ảnh hưởng xấu đối với khả năng nhận thức hoặc vận động, cần được theo dõi và điều trị kịp thời.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Tụ máu não, hay tụ máu nội sọ là tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng hoặc để lại nhiều ảnh hưởng xấu đối với khả năng nhận thức hoặc vận động, cần được theo dõi và điều trị kịp thời.
Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về tình trạng thường được gọi là tụ máu bầm ở đầu này để biết cách điều trị và phòng ngừa nhé!
Tụ máu não (máu tụ trong não hay máu tụ nội sọ) là một tập hợp máu đông hình thành bên trong hộp sọ sau một chấn thương hoặc vỡ mạch máu não. Máu đông có thể hình thành trong mô não hoặc giữa các lớp màng bao bọc bên ngoài não.
Tụ máu não có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, nếu tụ máu náu không điều trị kịp thời có thể gây áp lực lên mô não, dẫn đến tổn thương não hoặc thậm chí là tử vong. Ngoài việc ngăn ngừa hiện tượng này thì phát hiện sớm tụ máu máu cũng rất quan trọng để có cách xử trí tối ưu hơn, giảm thiểu nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Bác sĩ thường phân loại tụ máu não dựa theo mức độ khởi phát và thể tích chảy máu nội sọ. Chúng thường bao gồm:
Ngoài ra, máu tụ trong não còn được phân loại theo vị trí. Gồm 3 loại là:
1. Tụ máu dưới màng cứng
Tình trạng này xảy ra khi các mạch máu (thường là tĩnh mạch) nằm giữa não và màng cứng (lớp màng ngoài cùng bao bọc não) bị vỡ ra. Máu rò rỉ và đông lại thành khối. Khối máu tụ lớn dần có thể gây mất ý thức dần dần và thậm chí dẫn đến tử vong.
Có 3 loại tụ máu não dưới màng cứng là:
Cả 3 loại tụ máu dưới màng cứng này đều cần được chăm sóc y tế ngay khi các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện để có thể ngăn ngừa tổn thương não vĩnh viễn.
2. Tụ máu ngoài màng cứng
Tụ máu ngoài màng cứng xảy ra khi một mạch máu (thường là động mạch) nằm giữa bề mặt ngoài của màng cứng và hộp sọ bị vỡ. Hầu hết người bệnh sẽ khởi phát triệu chứng ngay sau khi bị chấn thương, chỉ một số ít vẫn còn tỉnh táo.
Nếu không được điều trị kịp thời, tụ máu ngoài màng cứng ảnh hưởng đến động mạch trong não có thể dẫn đến tử vong.
3. Tụ máu trong nhu mô (tụ máu bên trong não)
Đây là tình trạng máu đọng lại trong các mô của não.
Các dấu hiệu tụ máu não có thể xuất hiện ngay sau khi bị chấn thương ở đầu. Tuy nhiên, bạn có thể vẫn tỉnh táo sau một chấn thương đầu và các triệu chứng có thể mất vài giờ, vài tuần hoặc lâu hơn sau đó để khởi phát. Triệu chứng tụ máu dưới màng cứng ở người lớn tuổi có xu hướng khởi phát muộn hơn những loại khác.
Tuy nhiên, theo thời gian, áp lực lên não của bạn tăng lên và có thể gây ra các dấu hiệu tụ máu não sau đây:
Khi lượng máu tụ nội sọ nhiều hơn hoặc không gian giữa não và hộp sọ trở nên hẹp, các triệu chứng tụ máu não có thể trở nên rõ ràng hơn, chẳng hạn như:
Bất kỳ ai có một hoặc những triệu chứng vừa được liệt kê ở trên sau khi bị chấn thương đầu nên được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Tụ máu não có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và cần được cấp cứu ngay lập tức nếu có dấu hiệu:
Nếu không có các triệu chứng rõ ràng ngay lập tức sau một chấn thương đầu nặng, hãy để ý những thay đổi về thể chất, tinh thần và cảm xúc. Dù bạn vẫn tỉnh táo sau một cú đánh vào đầu và có thể nói chuyện nhưng sau đó bất tỉnh, mất trí nhớ thì hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Bởi có thể bạn bị chấn thương đầu kín và tụ máu bầm ở đầu.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây tụ máu não là do vỡ mạch máu trong não hoặc do chấn thương đầu.
Máu tụ nội sọ có thể xảy ra với các chấn thương vừa và nặng ở đầu, chẳng hạn như các chấn thương đầu xảy ra do tai nạn xe, té ngã, bị hành hung, chấn thương trong khi chơi thể thao. Một số chấn thương ở đầu có thể nhẹ và chỉ gây mất ý thức trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, bạn có thể bị tụ máu não nghiêm trọng ngay cả khi không có vết thương hở, vết bầm tím hoặc tổn thương rõ ràng khác.
Một số người dễ bị tụ máu não, đặc biệt là tụ máu dưới màng cứng ngay cả khi chỉ bị thương nhẹ ở đầu. Các nhóm người này cụ thể bao gồm:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Việc chẩn đoán tụ máu não được thực hiện dựa trên cơ sở khám sức khỏe và các xét nghiệm hình ảnh. Bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng, tiền sử bệnh, các thuốc đang dùng và nguyên nhân dẫn đến chấn thương đầu.
Bên cạnh đó, xét nghiệm bằng hình ảnh là cách tốt nhất để giúp chẩn đoán chính xác vị trí và kích thước của khối máu tụ. Chúng có thể bao gồm:
Lựa chọn phương pháp điều trị tụ máu não sẽ tùy thuộc theo mức độ nghiêm trọng của chấn thương, mức độ tụ máu và sự hiện diện của các chấn thương khác.
Các khối máu tụ nhỏ và không có dấu hiệu gì thì không cần phải loại bỏ. Tuy nhiên, có khi phải vài ngày hoặc vài tuần sau chấn thương, triệu chứng mới xuất hiện hoặc trở nên nghiêm trọng. Do đó, bạn cần được theo dõi những thay đổi về thần kinh, theo dõi áp lực nội sọ và chụp CT đầu nhiều lần.
Trường hợp khối máu tụ trong sọ lớn và có khả năng nguy hiểm đến tính mạng thì việc điều trị sẽ bao gồm:
Quá trình phục hồi sau phẫu thuật điều trị tụ máu não thường là 1 tháng, nhưng cũng có thể mất 3 đến 6 tháng, thậm chí 2 năm. Một vài trường hợp không thể hồi phục được hoàn toàn sau khi chấn thương đầu dẫn đến tụ máu não. Nếu sau điều trị, bạn tiếp tục gặp các vấn đề về thần kinh thì có thể cần vật lý trị liệu.
Để hỗ trợ việc phục hồi sau điều trị tụ máu não được tốt nhất, bạn nên:
Để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu chấn thương đầu dẫn đến tụ máu não, bạn nên:
Mời bạn đọc thêm: Bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn tuổi và cách xử trí
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng tụ máu não, cũng như cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả nhé!
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!