Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những xét nghiệm nào dùng để chẩn đoán tụ máu dưới da?
Kiểm tra hiện tượng tụ máu dưới da bao gồm khám lâm sàng cùng với hỏi tiền sử mắc bệnh và gặp chấn thương. Sau đó, tùy thuộc vào tình hình, các xét nghiệm sau đây có thể cần thiết, bao gồm:

- Tổng phân tích tế bào máu (CBC)
- Xét nghiệm đông máu gồm INR và thời gian prothrombin
- Sinh thiết tủy xương.
Một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh đôi khi cũng có thể được chỉ định, chẳng hạn như X quang, chụp cắt lớp vi tính CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI.
Cách làm tan máu tụ dưới da
Điều trị hiện tượng tụ máu dưới da phụ thuộc vào nguyên nhân, vị trí tụ máu, những bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng và triệu chứng xảy ra. Ví dụ tụ máu ở chân có thể được theo dõi nếu bệnh nhân đi lại bình thường, trong khi tụ máu ở một bệnh nhân khác có chấn thương đầu có thể được yêu cầu phẫu thuật ngay để cứu sống mô não. Nếu là tụ máu dưới da do thuốc, bác sĩ sẽ hướng dẫn điều chỉnh các loại thuốc đang dùng…
Vì vậy, khi có khối máu tụ dưới da không rõ nguyên nhân, không thuyên giảm hoặc ngày càng lớn hơn thì bạn nên đi khám để tìm nguyên nhân cụ thể mới có thể điều trị trúng đích được.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Thói quen sinh hoạt giúp kiểm soát hiện tượng máu tụ dưới da
Nếu tụ máu dưới da sau chấn thương, bạn có thể chăm sóc tại nhà bằng cách sau:
- Nghỉ ngơi
- Chườm đá bọc bằng khăn sạch hoặc túi chườm lạnh mỗi lần không quá 15 phút, 4-8 lần một ngày trong 1 – 2 ngày sau khi bị thương.
- Chườm ấm sau khi bị thương từ 2 ngày trở lên.
- Băng cố định vùng chấn thương bằng gạc mềm.
- Kê cao vùng bị thương để giảm sưng và giảm đau.
- Uống thuốc giảm đau thông thường như paracetamol.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về hiện tượng tụ máu bầm dưới da, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!