backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Tụ máu ngoài màng cứng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 06/07/2019

Tụ máu ngoài màng cứng

Tìm hiểu chung

Bệnh tụ máu ngoài màng cứng là gì?

Tụ máu ngoài màng cứng là tình trạng máu chảy ngoài màng cứng của não. Máu tụ ngoài ở khoang ảo của màng cứng và xương sọ.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng tụ máu ngoài màng cứng là gì?

Khi bị chấn thương đầu, bạn có thể bị mất ý thức tại thời điểm đó, nhưng tình trạng này không phổ biến.

Triệu chứng phổ biến nhất là người bệnh bị mất ý thức tại thời điểm chấn thương và tỉnh lại bình thường. Sau đó, các triệu chứng xấu đi và người bệnh lại mất ý thức một lần nữa. Lúc này, máu tụ đã hình thành ở ngoài màng cứng. Tuy nhiên, không phải tất cả người bị chấn thương đầu đều có triệu chứng này.

Nếu bạn không bị mất ý thức hoặc tỉnh lại sau chấn thương, bạn có thể cảm thấy các triệu chứng sau:

  • Buồn ngủ hoặc nhức đầu dữ dội
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Bối rối
  • Yếu một cánh tay/chân ở một bên cơ thể
  • Khó nói chuyện
  • Co giật (không phổ biến)

Sau một thời gian, bệnh tiến triển nặng hơn và người bệnh sẽ dần mất ý thức.

Đối với tình trạng nghiêm trọng, cần phải đưa người bệnh đi cấp cứu ngay. Ngoài ra, những người có các triệu chứng được nêu trên cũng cần đến gặp bác sĩ ngay.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây tụ máu ngoài màng cứng là gì?

Nguyên nhân phổ biến nhất gây tụ máu ngoài màng cứng là chấn thương đầu, cụ thể hơn là chấn thương sọ não.

Xương sọ vỡ sẽ làm rách màng cứng và gây tổn thương mạch máu. Các mạch máu bị rò rỉ, làm tụ máu trong khoang ngoài màng cứng. Máu tụ càng nhiều càng làm tăng áp lực lên nội sọ. Nếu không được điều trị kịp thời, bạn có thể bị chèn ép não và tổn thương não.

Nguy cơ mắc phải

Mức độ phổ biến của tụ máu ngoài màng cứng

Tụ máu ngoài màng cứng thường do các chấn thương đầu nghiêm trọng gây ra, đây là một tình trạng phổ biến. Các chấn thương đầu thường nhỏ và ít nghiêm trọng, hiếm khi gây ra tụ máu.

Những ai thường có nguy cơ bị tụ máu ngoài màng cứng?

Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi. Tụ máu ngoài màng cứng ít phổ biến hơn ở người lớn tuổi vì màng cứng dính chặt hơn vào hộp sọ, nên máu khó tụ ngoài khoang.

Bên cạnh đó, những người uống rượu, bia cũng có nguy cơ cao bị tụ máu hơn vì họ dễ té ngã trong lúc say. Tụ máu ngoài màng cứng thường gặp ở nam hơn nữ.

Chẩn đoán & Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tụ máu ngoài màng cứng?

Tụ máu ngoài màng cứng là một tình trạng cấp tính. Người bị chấn thương đầu phải nhanh chóng được đưa đi cấp cứu. Bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu tụ máu và các triệu chứng chấn thương khác.

Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ ý thức của người bệnh, kiểm tra cánh tay/chân có yếu không và kiểm tra mắt để xác định tình trạng tăng áp lực nội sọ.

Các xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán tụ máu ngoài màng cứng gồm:

  • Xét nghiệm máu: tìm các nguyên nhân khác gây mất ý thức hoặc nhầm lẫn
  • CT scan đầu
  • Chụp X-quang: nhằm phát hiện các chấn thương ở những khu vực khác

Những phương pháp nào giúp điều trị tụ máu ngoài màng cứng?

Ưu tiên hàng đầu khi điều trị tụ máu ngoài màng cứng là ổn định tình trạng, ví dụ như huyết áp. Nếu bị khó thở hoặc mất ý thức từ từ, bạn cần được dùng máy trợ thở. Nếu có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ, bạn cần được điều trị ngay. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc hoặc phẫu thuật để điều trị bệnh.

Nếu tụ máu ngoài màng cứng nhỏ và không có triệu chứng, bác sĩ sẽ không điều trị mà chỉ theo dõi bệnh. Bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm soát bệnh định kỳ để đảm bảo bạn không phát triển các triệu chứng bệnh. Ở mỗi lần tái khám, bạn cũng cần chụp CT lại để đảm bảo khối máu tụ không lớn hơn. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, bạn sẽ được làm phẫu thuật.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn có thể phòng ngừa tụ máu ngoài màng cứng bằng cách nào?

Một số biện pháp phòng ngừa tụ máu ngoài màng cứng gồm:

  • Cho trẻ đội mũ bảo hiểm và mặc đồ bảo hộ khi trẻ lái xe và chơi thể thao.
  • Luôn đeo dây an toàn khi ngồi trong xe.
  • Hạn chế uống bia rượu.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 06/07/2019

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo