backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn tuổi và cách xử trí

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 06/05/2022

    Bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn tuổi và cách xử trí

    Bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn tuổi là hiện tượng phổ biến, với hậu quả đáng lo ngại là gây chấn thương, gãy xương. Đặc biệt, người càng cao tuổi càng mất nhiều thời gian để lành lại.

    Vậy tại sao người lớn tuổi thường dễ bị té ngã hơn? Và xử trí ra sao với tình trạng té ngã đập đầu phía sau ở người lớn tuổi? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé! 

    Bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn tuổi: Đâu là các yếu tố nguy cơ? 

    Té ngã là một trong các nỗi lo lớn của người cao tuổi. Dù tình trạng té ngã khi về già là không thể tránh khỏi, bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn cho bản thân và người thân trong gia đình khi hiểu rõ hơn những yếu tố nguy cơ của tình trạng này. Chúng bao gồm: 

    • Suy nhược cơ thể.
    • Thiếu vitamin D (nghĩa là không có đủ vitamin D cung cấp cho cơ thể). 
    • Gặp các vấn đề về di chuyển, đi lại và giữ thăng bằng.
    • Sử dụng một số thuốc, chẳng hạn như thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm. Ngay cả một số loại thuốc không kê đơn cũng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng và mức độ ổn định của chân. 
    • Các vấn đề về thị lực. 
    • Đau chân hoặc đi giày không thoải mái, giày quá chật hoặc trơn trượt. 
    • Các mối nguy hiểm hoặc nguy cơ bị té ngã đập đầu ở người lớn tuổi ở nhà một mình, chẳng hạn như
    • Loạng choạng hay bước hụt chân.
    • Vấp ngã bởi thảm trải sàn hoặc các vật dụng rơi vãi lung tung trên sàn nhà. 

    bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn

    Bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn gây chấn thương đầu

    Khi bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn, người bị té ngã có thể cảm thấy đau, không chảy máu và cho rằng mình vẫn ổn. Tuy vậy, nguy cơ cao là người lớn tuổi đã bị chấn thương đầu kín và rất khó để phân biệt đâu là nặng hay nhẹ. Mặc dù hầu hết trường hợp chấn thương đầu là nhẹ vì có hộp sọ bảo vệ não bộ nhưng một số dấu hiệu sau đây có thể cảnh báo chấn thương đầu nặng

    • Đau đầu dữ dội.
    • Có dịch lỏng hoặc máu chảy ra từ mũi, tai hoặc miệng. 
    • Lú lẫn, buồn ngủ hoặc mất ý thức. 
    • Thay đổi các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác,…
    • Mất trí nhớ.
    • Thay đổi tâm trạng thất thường hoặc có những hành vi kỳ lạ.
    • Nói lắp hoặc nôn mửa liên tục. 

    Nếu phát hiện các dấu hiệu này, cần ngay lập tức đi cấp cứu. Ngoài ra, khi bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn tuổi, dù không có máu chảy hay chỉ chấn thương đầu nhẹ, người bị té ngã vẫn cần có người thân quan sát và kịp thời phát hiện ngay các dấu hiệu bất thường.  

    Bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn: Cách chăm sóc tại nhà

    Trong trường hợp ngã đập đầu phía sau ở người lớn được xác định là chấn thương nhẹ, không cần nhập viện hoặc đã được xuất viện sau khi thăm khám, bạn có thể tự chăm sóc tại nhà. 

    Khi bị té ngã đập đầu, người bệnh có thể cảm thấy đau đầu nhẹ hoặc choáng váng, buồn nôn nhẹ trong tối đa 2 tuần sau đó. Lúc này bạn có thể: 

    • Chườm một túi đá lạnh lên vị trí đau đầu trong thời gian ngắn vài ngày đầu tiên sau chấn thương. 
    • Nghỉ ngơi và tránh để căng thẳng. 
    • Dùng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau đầu. 
    • Đảm bảo có người thân chăm sóc người bị té ngã trong 24 đầu tiên sau chấn thương. 

    Ngoài ra, người bệnh nên tránh làm những điều sau đây: 

    • Không trở lại làm việc ngay sau khi chấn thương.
    • Không lái xe sau khi bị té ngã đập đầu ở người lớn cho đến khi cảm thấy bình phục hoàn toàn. 
    • Không chơi thể thao trong vòng ít nhất 3 tuần. 
    • Không dùng ma túy, rượu hoặc các chất kích thích. 
    • Không uống thuốc ngủ trong giai đoạn phục hồi sức khỏe sau chấn thương. 

    Làm thế nào để ngăn ngừa các trường hợp bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn?  

    bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn

    Dù không phải là tuyệt đối, nhưng các trường hợp té ngã gây chấn thương đầu ở người lớn tuổi có thể được phòng ngừa với một số biện pháp sau: 

    • Trao đổi với bác sĩ để đánh giá sức khỏe và nguy cơ té ngã của người lớn tuổi để cân nhắc bổ sung vitamin D hay thay đổi một số thuốc đang dùng. 
    • Thực hiện các bài tập sức mạnh và thăng bằng.
    • Kiểm tra mắt của bạn ít nhất mỗi năm một lần và làm lại mắt kính nếu cần. 
    • Thêm các thanh tay vịn bên trong và bên ngoài bồn tắm cũng như cầu thang trong nhà. 
    • Có thể sử dụng thảm chống trượt trên sàn nhà tắm và bồn tắm. 
    • Đảm bảo đủ ánh sáng trong nhà. 
    • Sắp xếp đồ vật trong tủ, kệ vừa tầm với và gọn gàng ngăn nắp. 

    Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn bổ sung kiến thức và bình tĩnh xử trí trong các trường hợp bị ngã đập đầu phía sau ở người lớn tuổi. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 06/05/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo