backup og meta

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì?

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì?

Hoa mắt, chóng mặt là triệu chứng phổ biến của chứng rối loạn tiền đình. Rối loạn tiền đình có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến ở những người lớn tuổi. Nếu được chẩn đoán mắc bệnh, bệnh nhân cần dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ và bổ sung chất dinh dưỡng bằng chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Vậy, người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì? Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp trong bài viết ngay sau đây nhé!

Bị rối loạn tiền đình nên ăn gì? Thực phẩm giàu vitamin B6

Rối loạn tiền đình là vấn đề của hệ thần kinh. Vậy, người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì để hỗ trợ tốt cho hoạt động của hệ thần kinh thì các loại thực phẩm giàu vitamin B6 là lựa chọn hàng đầu. Bởi vì vitamin B6 rất quan trọng cho sự phát triển bình thường của não bộ, bảo vệ hệ thần kinh và hệ miễn dịch. 

Thực phẩm giàu vitamin B6 sẽ giúp thúc đẩy hệ thần kinh hoạt động tốt hơn và giảm nhẹ các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn do bệnh gây ra. Chúng bao gồm: thịt gia cầm, thịt bò, thịt heo, cá hồi, cá ngừ, ngũ cốc, táo, chuối, cam, đu đủ, bơ, óc chó, hạnh nhân, khoai tây, khoai lang, đậu xanh, các loại hạt, cà chua, bí ngô, rau bina,…

Bị rối loạn tiền đình nên ăn gì? Thực phẩm giàu vitamin B9 (Axit folic)

Axit folic rất quan trọng đối với cấu trúc và hoạt động bình thường của não bộ, tham gia sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh. Phụ nữ mang thai cần bổ sung axit folic để giảm thiểu nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

Bên cạnh đó, xit folic cũng phối hợp chặt chẽ với vitamin B12 để giúp tạo ra các tế bào hồng cầu, góp phần ngừa thiếu máu. 

Bị rối loạn tiền đình nên ăn gì? Thực phẩm giàu axit folic

Các thực phẩm giàu axit folic mà người bị rối loạn tiền đình nên bổ sung bao gồm:

  • Các loại rau màu xanh đậm như bông cải xanh, măng tây, đậu bắp, súp lơ xanh,…
  • Các loại hạt: hạnh nhân, đậu phộng, hướng dương,…
  • Các loại đậu: đậu xanh, đậu đen, đậu lăng,…
  • Các loại trái cây họ cam, quýt
  • Gan động vật.

Bị rối loạn tiền đình nên ăn gì? Rau quả nhiều vitamin C

Vitamin C đóng vai trò kiểm soát nhiễm trùng và chữa lành vết thương, đồng thời là chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại các gốc tự do có hại cho mọi tế bào trong cơ thể, trong đó có tế bào não. 

Ngoài ra, vitamin C cũng cần thiết để tạo ra collagen, một loại protein dạng sợi trong mô liên kết được dệt khắp các hệ thống khác nhau trong cơ thể, trong đó có hệ thần kinh, hệ miễn dịch, xương, sụn, máu và các hệ thống khác. Loại vitamin này giúp tạo ra một số hormone và chất truyền tin hóa học được sử dụng trong não và dây thần kinh.

Chế độ ăn của bạn còn cần có thực phẩm giàu vitamin C để hấp thu hiệu quả các khoáng chất, đặc biệt là sắt.

Rối loạn tiền đình nên ăn trái cây gì giàu vitamin C? Chúng gồm cam, quýt, chanh, bưởi, kiwi, dứa, dâu tây, đu đủ, ổi; các loại rau như súp lơ xanh, cà chua, rau cải xoăn, ớt chuông…

Thực phẩm với lượng vitamin D dồi dào

Những bệnh nhân bị rối loạn tiền đình, chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV), bệnh Meniere và viêm dây thần kinh tiền đình có nồng độ vitamin D thấp. Một số báo cáo đã cho thấy việc bổ sung vitamin D giúp ngăn chặn các triệu chứng do các bệnh này gây ra như chóng mặt, đau đầu…. Liều bổ sung có thể được bác sĩ điều chỉnh dựa trên nồng độ vitamin D trong máu.

Vì vậy, bị rối loạn tiền đình nên ăn gì thì thực phẩm giàu vitamin D cũng là lựa chọn thông minh cho bạn. Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng cách tăng cường các loại thực phẩm như: cá, trứng, sữa, ngũ cốc, nước cam ép, nấm, các chế phẩm từ đậu nành (như đậu phụ, sữa đậu nành,…).

Bị rối loạn tiền đình nên ăn gì? Thực phẩm giàu vitamin D

Bị rối loạn tiền đình nên ăn gì? Thực phẩm giàu magie

Sự thiếu hụt magie có liên quan đến rất nhiều vấn đề, bao gồm chóng mặt, đau đầu và đau nửa đầu. Magie cũng có thể được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu do rối loạn tiền đình, bởi theo nhiều nghiên cứu, những bệnh nhân mắc chứng bệnh này có mức magie trong não và dịch não tủy thấp. Ở những bệnh nhân bị mất thính lực đột ngột vô căn, việc điều trị bằng magie làm giảm chóng mặt và tổn thương tiền đình.

Magie cũng có khả năng điều hòa chức năng của hệ thần kinh và làm dịu sự căng thẳng của não bộ. Nếu bạn thắc mắc rối loạn tiền nên ăn gì thì hãy chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu magie như hải sản, cá nước ngọt, thịt, các loại rau lá màu xanh đậm, các loại hạt, ngũ cốc,… vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Rối loạn tiền đình không nên ăn gì?

Bên cạnh vấn đề bị rối loạn tiền đình nên ăn gì thì bạn cũng nên lưu ý đến những thực phẩm cần tránh để giảm thiểu các triệu chứng chóng mặt, ù tai, đau đầu. Người bị rối loạn tiền đình cần tránh ăn uống các loại thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm chứa nhiều đường và muối (quá mặn hoặc quá ngọt)
  • Thực phẩm giàu chất béo xấu từ động vật hoặc thực phẩm đóng hộp.
  • Đồ uống có chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê,…
  • Thuốc lá.

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì để giảm nhẹ triệu chứng. Bên cạnh đó, bạn cần thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thường xuyên để cải thiện tuần hoàn máu não và hạn chế những cơn đau đầu, chóng mặt.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ăn gì để cải thiện tình trạng chóng mặt, nhức đầu do rối loạn tiền đình? https://trungtamytequan11.medinet.gov.vn/tai-lieu-truyen-thong/an-gi-de-cai-thien-tinh-trang-chong-mat-nhuc-dau-do-roi-loan-tien-dinh-cmobile16276-50409.aspx. Ngày truy cập: 21/11/2022

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng gì? https://bvnguyentriphuong.com.vn/noi-tam-than-kinh/nguoi-bi-roi-loan-tien-dinh-nen-an-gi-va-kieng-gi. Ngày truy cập: 21/11/2022

Nutraceuticals for Peripheral Vestibular Pathology: Properties, Usefulness, Future Perspectives and Medico-Legal Aspects. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8538675/. Ngày truy cập: 21/11/2022

NATURAL SUPPLEMENTS FOR VESTIBULAR DISORDERS. https://vestibular.org/article/diagnosis-treatment/treatments/complementary-alternative-medicine/supplements/. Ngày truy cập: 21/11/2022

Vitamin B-6. https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements-vitamin-b6/art-20363468. Ngày truy cập: 21/11/2022

Vitamin B9 (Folic acid). https://www.mountsinai.org/health-library/supplement/vitamin-b9-folic-acid. Ngày truy cập: 21/11/2022

Vitamin C. https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/vitamin-c/. Ngày truy cập: 21/11/2022

DIETARY CONSIDERATIONS. https://vestibular.org/article/coping-support/living-with-a-vestibular-disorder/dietary-considerations/. Ngày truy cập: 21/11/2022

Các dấu hiệu của thiếu magiê. https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/cac-dau-hieu-cua-thieu-magie. Ngày truy cập: 21/11/2022

Vestibular Disorders. https://utswmed.org/conditions-treatments/vestibular-disorders/. Ngày truy cập: 21/11/2022

Vestibular Balance Disorder. https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/vestibular-balance-disorder. Ngày truy cập: 21/11/2022

Phiên bản hiện tại

23/11/2022

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Làm thế nào phòng ngừa đột quỵ tái phát?

5 cách giúp bạn điều trị rối loạn tiền đình tại nhà


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 23/11/2022

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo