Ngoài ra, khi không được những tế bào trong ruột già dùng đến, các axit béo chuỗi ngắn sẽ đi đến mạch máu, gan và các phần còn lại của cơ thể, nơi mà chúng sẽ trở nên có ích.
Những lợi ích của tinh bột đề kháng
“Người bạn” của hệ tiêu hóa
Loại tinh bột này có thể làm giảm độ pH, giảm viêm, tạo ra một số thay đổi có ích giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng – vốn là nguyên nhân phổ biến thứ tư gây tử vong do ung thư trên toàn thế giới.
Ngoài ra, chúng có thể hỗ trợ trong điều trị các rối loạn tiêu hóa khác nhau như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, táo bón, viêm túi thừa và tiêu chảy.
Thúc đẩy trao đổi chất
Tinh bột đề kháng tăng cường độ nhạy insulin, làm giảm đường huyết và cải thiện quá trình trao đổi chất. Một số nghiên cứu cho thấy chúng có thể cải thiện độ nhạy insulin giống như cách mà tế bào của cơ thể phản ứng nhạy bén với insulin. Loại tinh bột này cũng rất hiệu quả trong việc giảm mức đường huyết sau bữa ăn và mang lại “hiệu ứng bữa ăn thứ hai”. Có nghĩa là nếu bạn ăn chúng trong bữa sáng, chúng cũng sẽ làm giảm mức đường huyết vào bữa trưa. Thật thú vị phải không?
Tác động của chúng lên sự chuyển hóa glucose của insulin cũng rất ấn tượng. Một số nghiên cứu đã cho thấy sự cải thiện về độ nhạy insulin lên đến 33-50% sau 4 tuần tiêu thụ 15-30g loại tinh bột này mỗi ngày. Độ nhạy insulin thấp (kháng insulin) được cho là nguyên nhân lớn gây ra một số bệnh nghiêm trọng. Trong đó có hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường týp 2, béo phì, bệnh tim mạch và bệnh Alzheimer.
Bằng cách cải thiện độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu, loại tinh bột này giúp tránh được các bệnh mạn tính và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, hiệu quả còn phụ thuộc vào từng cá nhân, liều lượng và loại tinh bột được sử dụng.
Tinh bột đề kháng có ít calo hơn loại thường. Trong 1g thực phẩm so sánh, tinh bột đề kháng chỉ có 2 calo, trong khi tinh bột thường thì nhiều gấp đôi. Vì vậy, thực phẩm càng chứa nhiều tinh bột đề kháng thì sẽ càng ít calo hơn.
Một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung chất xơ hòa tan có thể góp phần làm giảm cân, chủ yếu bằng cách tăng cảm giác no và giảm sự thèm ăn. “Người bạn” của hệ tiêu hóa cũng có tác dụng tương tự vì vai trò của chúng giống với chất xơ hòa tan. Nếu thêm vào các bữa ăn, chúng có thể làm tăng cảm giác no, giúp chúng ta ăn ít calo lại.
Tuy vậy, đây chỉ là một khía cạnh nhỏ. Những người ăn kiêng không nên hoàn toàn phụ thuộc vào tác dụng này nhằm mục đích giảm cân.
Cách thêm tinh bột đề kháng vào chế độ ăn uống
Có hai cách đó là dùng thức ăn hoặc thực phẩm bổ sung.
Khoai tây sống, khoai tây nấu chín và để nguội, chuối xanh, các loại đậu, hạt điều và yến mạch nguyên chất có chứa hàm lượng tinh bột đề kháng rất cao. Tuy nhiên, chúng lại giàu carbohydrate nên sẽ khiến người đang áp dụng chế độ ăn uống low-carb (ít carbohydrate) băn khoăn. Tin vui là bạn vẫn có thể ăn các thực phẩm này với lượng carbohydrate thấp, trong khoảng 50-150g.

Ngoài ra, không nhất thiết phải ăn những thực phẩm trên. Bạn có thể dùng tinh bột khoai tây sống, vốn có giá thành khá rẻ. Mỗi muỗng canh tinh bột khoai tây sống chứa khoảng 8g tinh bột đề kháng và hầu như không chứa carbohydrate. Do không có mùi vị nên bạn có thể rắc lên thức ăn, hòa tan trong nước, xay với sinh tố…
Thời gian đầu hãy dùng từng ít một và tăng liều lượng từ từ theo thể trạng của mình, nếu không có thể gây đầy hơi và khó chịu. Bên cạnh đó, cơ thể bạn chỉ hấp thụ 50-60g tinh bột mỗi ngày, lượng dư còn lại sẽ bị đào thải. Cơ thể cần khoảng 2 – 4 tuần để bắt đầu sản sinh và tăng cường lượng axit béo chuỗi ngắn. Bạn hãy kiên nhẫn nhé.
Nếu bạn là một người đang cố gắng thay đổi cân nặng của mình, có lượng đường trong máu cao, gặp các vấn đề về tiêu hóa… hoặc chỉ đơn giản là muốn tự trải nghiệm thì dùng thử tinh bột đề kháng có lẽ sẽ là một ý tưởng thú vị dành cho bạn đấy!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!