Đồng không phải là một chất được nhiều người quan tâm đến. Tuy nhiên, nếu cơ thể thiếu hụt đồng, sức khỏe của bạn có thể gặp nhiều rắc rối.
Đồng không phải là một chất được nhiều người quan tâm đến. Tuy nhiên, nếu cơ thể thiếu hụt đồng, sức khỏe của bạn có thể gặp nhiều rắc rối.
Đồng là một khoáng chất cực kỳ có lợi cho thần kinh, xương và sức khỏe của xương. Đó là lý do tại sao nó được xem như là một phương thuốc tự nhiên cho bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đây, loại chất thần kỳ này còn có rất nhiều tác dụng, lợi ích cho sức khỏe. Hello Bacsi sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi về sự thiếu hụt đồng và những điều cần biết dưới đây!
Đa số những người trưởng thành sống ở các nước phát triển đều có đủ lượng đồng thông qua chế độ ăn uống, chất bổ sung và nước uống có chứa đồng. Nếu bị suy dinh dưỡng, bạn có nguy cơ gặp tình trạng thiếu hụt đồng cao.
Ngoài ra, những bệnh nhân gặp các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng sẽ giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng bao gồm cả đồng.
Nếu bạn hấp thụ kẽm và sắt với một số lượng lớn cũng làm giảm lượng đồng trong cơ thể.
Bộ Nông nghiệp Mỹ đề nghị lượng đồng mà cơ thể cần tiêu thụ mỗi ngày theo độ tuổi là:
Một số triệu chứng phổ biến nhất cho thấy bạn đang thiếu hụt đồng bao gồm:
Đồng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo phản ứng enzyme giúp cơ thể trao đổi chất mỗi ngày. Phản ứng enzyme là cần thiết cho các hệ thống cơ quan khác nhau và giữ cho sự trao đổi chất dễ dàng hơn.
Đồng quan trọng đối với hệ thống thần kinh, hệ tim mạch, hệ thống tiêu hóa và hầu hết các bộ phận khác của cơ thể vì ảnh hưởng của nó đối với quá trình trao đổi chất. Đó là lý do tại sao các enzyme đồng lại đặc biệt phong phú trong các mô của cơ thể với hoạt động trao đổi chất lớn nhất ở tim, não và gan.
Đồng giúp tổng hợp phân tử mang năng lượng, còn được gọi là ATP, là nguồn năng lượng được cung cấp cho cơ thể. Do đó sự thiếu hụt đồng có thể dẫn đến sự trao đổi chất chậm, năng lượng suy giảm và các dấu hiệu khác của tình trạng trao đổi chất kém.
ATP là nguồn năng lượng dễ dàng tiêu hao. Trong khi đó, đồng lại là chất sản xuất nguồn năng lượng ATP này. Đồng hoạt động như một chất xúc tác trong việc giảm oxy phân tử thành nước, đó là phản ứng hóa học xảy ra khi tổng hợp ATP.
Đồng cũng thúc đẩy lượng protein trong cơ thể bằng cách giải phóng sắt trong máu để phát huy hết tác dụng. Vì điều này ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất ATP và protein, giúp chữa lành cơ, khớp và mô để duy trì mức năng lượng cao.
Theo các nghiên cứu, đồng tác động một số dây thần kinh quan trọng trong não liên quan đến dopamine và galactose. Những chất dẫn truyền thần kinh này rất cần thiết để duy trì năng lượng, giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan và giúp não tập trung tốt hơn. Nếu không có đủ đồng trong cơ thể, bạn có thể gặp các tình trạng như trao đổi chất kém, mệt mỏi, dễ bị xao nhãng, tâm trạng không tốt và khiến sức khỏe suy giảm.
Đồng cũng hỗ trợ chuyển hóa một số chất chống oxy hóa bao gồm vitamin C, superoxide dismutase, ascorbate oxidase và tyrosinase. Vitamin C và các chất chống oxy hóa khác rất quan trọng trong việc ngăn ngừa tổn thương gốc tự do trong não và làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ điều trị ung thư và các bệnh thoái hóa thần kinh.
Các nghiên cứu sơ bộ đã chỉ ra rằng đồng có kết quả tích cực trong việc điều trị các rối loạn thoái hóa thần kinh khác nhau như bệnh Alzheimer hoặc bệnh Parkinson.
Tuy nhiên, đồng có thể trở nên độc hại nếu bạn bổ sung chất này với một lượng rất cao, dẫn đến sự mất cân bằng và suy giảm chức năng não.
Đồng có khả năng chống viêm, giúp giảm đau và điều trị viêm khớp. Mặt khác, nó cũng hỗ trợ cơ bắp khỏe mạnh và tái tạo các mô liên kết.
Một lợi ích khác của đồng là giúp bảo vệ vỏ myelin – là lớp bên ngoài xung quanh các dây thần kinh. Ngoài ra, thức ăn có chứa nhiều đồng còn có biệt danh là “thực phẩm dành cho não’ vì đồng có chức năng kích thích quá trình tư duy và nhận thức.
Đồng hoạt động như một chất kích thích não vì nó tham gia vào quá trình vận chuyển một số protein có thể kích hoạt nơ-ron trong não.
Nhiều người cho rằng đồng hỗ trợ hoạt động của các dây thần kinh, giúp não tăng tính sáng tạo, ra quyết định, ghi nhớ tốt và nâng cao khả năng nhận thức dựa trên hệ thống thần kinh khỏe mạnh.
Ngoài duy trì sức khỏe của các mô liên kết và cơ, đồng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển xương. Sự thiếu hụt đồng sẽ làm xương giòn và dễ gãy, gây ra tình trạng loãng xương, khớp yếu. Các nghiên cứu cho thấy dùng đồng kết hợp với kẽm, mangan và canxi làm chậm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ lớn tuổi.
Thiếu hụt đồng thường hiếm gặp ở các nước phương Tây mà chủ yếu ở các nước đang hoặc kém phát triển, nơi thiếu dinh dưỡng. Tình trạng cơ thể thiếu đồng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất và tinh thần của hầu hết mọi người, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng nặng và khiến chức năng não kém.
Đồng thúc đẩy việc oxy hóa đúng cách từ các tế bào hồng cầu, thiếu hụt đồng làm mức độ này giảm bất thường có thể dẫn đến tế bào, các cơ quan và các mô không nhận đủ oxy. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thiếu hụt đồng có thể làm giảm trọng lượng và khả năng tăng trưởng chiều cao cũng như làm chậm hoạt động trao đổi chất.
Đồng đóng vai trò rất quan trọng trong chức năng tuyến giáp bởi vì nó hoạt động với các khoáng chất như kẽm, kali và canxi cần thiết cho cơ thể để cân bằng hoạt động tuyến giáp và ngăn ngừa chứng suy giáp hoặc cường giáp.
Khi một trong những khoáng chất quan trọng này dư thừa hoặc thiếu, tuyến giáp có thể bị ảnh hưởng. Điều này sẽ khiến bạn mệt mỏi, tăng cân hoặc mất cân bằng, thay đổi nhiệt độ cơ thể, chán ăn và gặp các triệu chứng không mong muốn khác.
Đồng và sắt làm việc cùng nhau trong việc tổng hợp hemoglobin và hồng cầu. Theo các nghiên cứu, đồng đóng một vai trò trong việc hấp thụ sắt từ đường ruột và vận chuyển sắt di chuyển vào gan, nơi sắt được lưu trữ chủ yếu.
Sắt từ nguồn thực phẩm và chất bổ sung được sử dụng để tạo ra các tế bào hồng cầu. Khi thiếu hụt đồng, nồng độ sắt giảm, dẫn đến thiếu máu. Đó là một rối loạn do thiếu chất sắt. Thiếu máu gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, đau cơ, các vấn đề về tiêu hóa và suy giảm chức năng não.
Cần có đủ lượng đồng để cơ thể tạo ra các sắc tố tự nhiên cũng như kết cấu của da, tóc và mắt. Đồng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của melanin – tốt cho tóc, da và mắt.
Để tạo ra melanin, cơ thể cần phải có chất đồng để giúp tạo ra enzyme gọi là tyrosinase cho phép phát triển melanin.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đồng giúp xây dựng collagen, chất này là chất chịu trách nhiệm duy trì vẻ trẻ trung của da và độ đàn hồi. Đồng cũng có liên quan đến việc sản xuất elastin, một chất được tìm thấy trong mô liên kết của da giúp giữ được sự mềm mại cho da.
Đồng giúp bạn trông trẻ hơn khi càng lớn tuổi bằng cách kết hợp chất chống oxy hóa để bảo vệ da, tóc và mắt khỏi những tổn thương. Đồng tăng cường chức năng của các chất chống oxy hóa mạnh được gọi là Superoxide dismutase, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân oxy hóa và lão hóa.
Đồng là khoáng chất phổ biến thứ ba trong cơ thể, nhưng nó không tự sản sinh ra mà phải được nạp vào thông qua một số loại thực phẩm.
Vì cơ thể sử dụng đồng thường xuyên và không thể dự trữ đủ lượng, nên lời khuyên cho bạn là ăn các thực phẩm giàu chất đạm như gan, hàu, các loại hạt, hải sản, cá, đậu, ngũ cốc và rau củ quả để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt đồng.
Đây là 13 loại thức ăn chứa đồng tốt nhất giúp bạn đáp ứng nhu cầu hàng ngày: 0,7 mg/ngày.
Bằng cách ăn 4,49 mg gan bò, bạn có thể đáp ứng lượng đồng cần thiết cho cơ thể đến 641%. Vì vậy, nếu cơ thể đang thiếu hụt đồng, bạn không nên bỏ qua món ăn đầy chất dinh dưỡng này nhé.
Nếu những ai ưa chuộng các hương vị của nấm, chắc chắn sẽ không thể bỏ qua dưỡng chất vừa ngon, vừa bổ, vừa béo của loại thực phẩm này. Không chỉ giàu kẽm, canxi và phốt-pho mà nấm hương còn chứa rất nhiều đồng. Chỉ cần ăn 1,29 mg nấm nấu chín, bạn có thể cung cấp đến 184% lượng đồng trong cơ thể.
Có thể bạn chưa biết, tuy nhỏ bé xinh xắn nhưng hạt điều lại rất có giá trị dinh dưỡng. Loại thức ăn nhẹ này chứa nhiều vitamin thiết yếu, nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể và là một trong số ít thực phẩm giàu hàm lượng đồng rất tốt cho việc giảm cân, các bệnh về tim mạch và xương khớp. Với 0,62 mg hạt điều có chứa đến 88% hàm lượng đồng.
Rau cải xoăn được xếp hàng đầu trong các loại rau về thành phần dinh dưỡng và lợi ích mà nó mang lại. Phải nói rằng thần dược này gần như có đầy đủ các khoáng chất và dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, giúp tăng cường oxy hóa, giảm lượng cholesterol và ngăn ngừa ung thư. Ăn một chén canh với 48 mg cải xoăn, có thể giúp cơ thể bạn tích lũy 68% đồng rồi đấy.
Bột ca cao không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn vô cùng thân thiện với sức khỏe của con người, giúp tinh thần minh mẫn, tăng khoái cảm và làm đẹp da rất tốt. Việc sử dụng 41 mg bột ca cao sẽ tương đương với 58% lượng đồng cơ thể hấp thụ.
Đây là một món ăn rất có lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Hạt mè thường được dùng để điều trị các chứng mề đay, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, ho khan, thiếu sữa sau khi sinh, táo bón, ung nhọt và tóc bạc sớm. Chỉ với một ít 0,36 mg hạt mè là có thể đem đến cho bạn 51% lượng đồng cần thiết.
Hạt diêm mạch tuy không phổ biến với nhiều gia đình Việt Nam nhưng nó được xem như là một siêu thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật. 50% lượng đồng là con số mà 36 mg hạt diêm mạch chín mang lại.
Hạnh nhân có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ngăn ngừa ung thư, giúp duy trì sức khỏe da và giảm cơn thèm ăn rất hiệu quả. 41% đồng sẽ được tìm thấy trong 29 mg hạnh nhân.
Đậu lăng không chỉ chứa rất ít calo mà còn đem đến tác dụng giảm cân, bổ máu và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chế biến đậu lăng với bí đỏ, gạo lứt sẽ cho bạn những hương vị thật khó quên. Một chén đậu lăng 27 mg nấu chín có chứa 39% lượng đồng mà cơ thể cần.
Hạt chia đang ngày càng được ưa chuộng ở Việt Nam bởi tính năng thần kỳ của nó trong việc giảm cân, ổn định mức đường huyết, giàu chất xơ và ngăn ngừa các bệnh loãng xương rất tốt. 0,26 mg hạt chia tương đương 37% đồng.
Phô mai giúp duy trì sức khỏe của đôi mắt, làm đẹp da, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa loãng xương, sâu răng và phòng chống ung thư hiệu quả. 23% đồng được tìm thấy trong 16 mg phô mai.
Chắc hẳn người tiêu dùng chẳng còn ai xa lạ với quả bơ, một loại quả không chỉ thơm ngon, bổ rẻ mà còn giảm thiểu các chứng đau xương khớp, giảm cholesterol, bảo vệ đôi mắt sáng khỏe, giúp bạn có giấc ngủ ngon và phòng chống ung thư rất hiệu quả. Nửa trái bơ khoảng 0,12 mg sẽ tương đương với khoảng 17% đồng.
Bên cạnh việc dùng làm trang trí cho các món ăn, nho khô còn cung cấp cho bạn một hàm lượng vitamin cao, giúp cải thiện tiêu hóa, xử lý hơi thở có mùi, phòng ngừa thiếu máu, thải độc gan thận và cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể. Trong 0,9 mg nho khô sẽ chứa 13% hàm lượng đồng.
Đồng có thể độc hại khi dùng với số lượng lớn, vì vậy điều quan trọng là bạn nên nghe theo lời khuyến cáo của các y bác sĩ. Bạn có thể gặp tình trạng ngộ độc đồng gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và thậm chí gây tổn thương thận hoặc thiếu máu.
Sự quá tải hoặc thiếu hụt đồng có liên quan đến hai bệnh di truyền gọi là bệnh Wilson (bệnh tích tụ quá nhiều đồng trong cơ thể) và bệnh Menkes (tình trạng cơ thể không thể hấp thụ đủ đồng). Song những bệnh này thường rất hiếm gặp.
Hy vọng bài viết này đã đáp ứng cho bạn được những thắc mắc về lợi ích, tác hại cũng như sự ảnh hưởng của việc thiếu hụt đồng đến sức khỏe. Ngoài ra, nếu bạn muốn bổ sung thêm lượng đồng cho cơ thể, hãy tham khảo 13 thực phẩm chứa nhiều đồng trên nhé. Đảm bảo bạn sẽ thấy được tình trạng sức khỏe khả quan hơn nhiều đấy.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
COPPER http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-902-copper.aspx?activeingredientid=902&activeingredientname=copper Ngày truy cập 28/09/2017
Copper: Why This Heavy Metal Is Good for You https://www.healthline.com/health/heavy-metal-good-for-you-copper#overview1 Ngày truy cập 28/09/2017
Phiên bản hiện tại
12/08/2020
Tác giả: Hoa Vũ
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh