- Măng cụt rửa sạch, lau khô
- Cắt đôi quả măng cụt. Không lấy phần thịt quả, chỉ lấy vỏ.
- Dùng muỗng nạo lấy phần vỏ mềm bên trong quả, bỏ phần vỏ cứng bên ngoài. Thái mỏng phần vỏ mềm.
- Đem phơi nắng khoảng 4-6 tiếng cho vỏ măng cụt khô lại.
Có thể dùng lò nướng, hoặc nồi chiên không dầu để sấy vỏ măng cụt không?
- Theo nghiên cứu, nhiệt độ phơi khô vỏ măng cụt có thể ảnh hưởng đến hàm lượng và hoạt tính chống oxy hóa của hợp chất xanthones.
- Vì vậy, để giữ được lượng xanthones trong vỏ măng cụt, tốt nhất bạn nên sấy khô bằng không khí nóng ở 75°C.
Bước 2. Cách làm trà măng cụt từ vỏ

- Sau khi phơi khô vỏ măng cụt, bạn có thể bảo quản trong hũ thủy tinh sạch ở nơi khô ráo.
- Để pha trà măng cụt, bạn dùng một nắm nhỏ vỏ măng cụt phơi khô.
- Sau đó cho vào ấm hãm với nước ấm đã đun sôi (nhiệt độ lý tưởng nhất là 70-75°C). Ủ trà trong khoảng 15 phút cho các hoạt chất trong vỏ măng cụt được tiết hết ra nước.
- Cho thêm nước cốt chanh tươi và 2 thìa mật ong.
>> Gợi ý dành cho bạn: Cách dùng vỏ măng cụt chữa tiêu chảy hiệu quả, an toàn
Lưu ý khi sử dụng trà măng cụt
- Mặc dù trà măng cụt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên đây không phải thức uống hàng ngày. Theo khuyến cáo, bạn không nên tiêu thụ măng cụt liên tục trong thời gian dài.
- Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ thể bạn có thể bị nhiễm axit lactic nghiêm trọng nếu tiêu thụ măng cụt liên tục trong 12 tháng. Axit lactic có thể dẫn đến các triệu chứng như: buồn nôn, dị ứng da, nổi mẩn ngứa, sốc hoặc thậm chí là gây nguy hiểm cho tính mạng.
Cách chọn mua măng cụt tươi ngon

Sau đây là mẹo để bạn chọn măng cụt tươi để thực hành cách làm trà măng cụt thơm ngon:
- Nên chọn quả đã chín, vỏ màu đỏ tía sẫm.
- Nên ưu tiên chọn quả cỡ vừa. Quả quá to thường có hạt nhiều và ít thịt quả.
- Quan sát phần cuống quả, chọn quả có cuống tươi, màu sắc chuyển nhẹ từ xanh sang vàng đất. Bạn nên tránh những quả có vỏ đen thẫm, nhưng phần cuống vẫn còn xanh ngắt, khả năng cao những quả này đã bị phun thuốc.
Nếu bạn muốn làm trà từ vỏ măng cụt, hãy lưu ý điều sau. Phần vỏ của quả dùng làm trà dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu và những hóa chất bảo vệ thực vật. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn nên lựa chọn mua măng cụt có nguồn gốc rõ ràng.
Lưu ý làm trà măng cụt kết hợp với các nguyên liệu khác
Trà măng cụt hoa đậu biếc và trà vỏ măng cụt đều có vị chua thanh nhẹ, dễ để kết hợp với những loại trái cây, nguyên liệu khác. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên chú ý nguyên tắc kết hợp măng cụt với nguyên liệu khác.
Măng cụt có tính mát. Vì vậy, để tránh bị đầy bụng, bạn không nên ăn cùng lúc với các loại trái cây có đặc tính tương tự như: dưa leo, dưa hấu, dưa gang,…

Lợi ích của quả măng cụt
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thức uống từ quả măng cụt giúp cải thiện các dấu hiệu sinh học chống viêm và chống oxy hóa ở người lớn khỏe mạnh. Hãy cùng tìm hiểu một số lợi ích mà măng cụt mang lại cho sức khỏe của chúng ta.
- Giàu chất chống oxy hóa. Măng cụt chứa nguồn chất chống oxy hóa dồi dào như vitamin C, folate và xanthones. Nghiên cứu chứng minh, xanthones có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa ung thư, và đái tháo đường.
- Ngăn ngừa ung thư. Quả măng cụt có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào ở những bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu. Đồng thời, Garcinone E trong loại quả này cũng kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư ở phổi, ung thư gan và ruột kết.
Ngoài ra, quả măng cụt còn có những công dụng khác như: giúp ổn định đường huyết, bảo vệ tim, chống lão hóa,…
>> Mời bạn tham khảo thêm: 6 lợi ích tuyệt vời từ quả măng cụt

Ai không nên ăn, hoặc uống trà măng cụt?
Măng cụt mang đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe. Tuy nhiên loại trái cây mùa hè này có thể gây dị ứng. Đồng thời, nó cũng không dành cho tất cả mọi người. Nếu bạn gặp phải những tình trạng về sức khỏe sau, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn trước khi tiêu thụ loại quả này.
- Người chuẩn bị phẫu thuật. Chất xanthones trong măng cụt có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Chính vì vậy, nếu bạn có lịch phẫu thuật, tốt nhất bạn nên tránh sử dụng món này 14 ngày trước ngày mổ.
- Người có vấn đề về táo bón và ruột. Tiêu thụ quá nhiều măng cụt có thể dẫn đến táo bón. Đối với bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích, ăn măng cụt có thể làm triệu chứng táo bón nặng hơn.
- Bệnh nhân tiểu đường. Tiêu thụ quá nhiều măng cụt có thể dẫn đến biến chứng liệt dạ dày ở bệnh nhân tiểu đường.
- Bệnh nhân đa hồng cầu. Măng cụt có thể làm tăng lượng hồng cầu và ảnh hưởng với những người đang mắc chứng đa hồng cầu.
Hy vọng 2 cách làm trà măng cụt và những thông tin đang lưu ý liên quan đến quả măng cụt sẽ giúp bạn có những lựa chọn ăn uống lành mạnh, nâng cao sức khỏe. Chúc bạn thành công khi thực hiện cách làm trà măng cụt vừa được gợi ý.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!