
Ảnh hưởng của thịt gà đối với vết thương hở
Một quan điểm phổ biến là thịt gà hoặc hải sản có thể làm chậm quá trình lành vết thương. Tuy nhiên, rất hiếm bằng chứng khoa học uy tín xác thực điều này.
Khi bạn có vết thương hở, hoặc trải qua một cuộc phẫu thuật, cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng hơn để tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng và sản sinh ra tế bào mới để chữa lành vết thương.
Các chứng minh khoa học đã xác thực protein là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp chữa lành vết thương. Trong khi đó, thịt gà là một trong những nguồn cung cấp protein dồi dào. Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong thịt gà tốt cho quá trình phục hồi vết thương hở.

Kết luận: Ăn thịt gà có bị sẹo lồi không?
Chưa có nghiên cứu đáng tin cậy xác thực việc ăn thịt gà bị sẹo lồi. Thậm chí, chưa có nhiều bằng chứng khoa học về việc các loại thực phẩm có thể dẫn đến sẹo, cụ thể là sẹo lồi.
Vậy thì, nên kiêng ăn gì để tránh bị sẹo? Trên thực tế, bạn nên tránh ăn những thực phẩm mà bản thân bạn bị dị ứng. Việc kiêng ăn những thực phẩm có thể khiến cơ thể kích ứng sẽ tránh hiện tượng viêm và mưng mủ ở vết thương hở.
Nguyên nhân nào dẫn đến sẹo lồi?
- Các chuyên gia không có câu trả lời hoàn toàn cho nguyên nhân gây ra sẹo lồi. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng: sẹo lồi có thể là một loại rối loạn chức năng trong quá trình chữa lành vết thương.
- Collagen một loại protein hữu ích để chữa lành vết thương. Nhưng khi cơ thể sản xuất quá nhiều chất này, sẹo lồi có thể hình thành.
>> Hãy đọc thêm: Hỏi đáp Bác sĩ: Bị vết thương hở có nên ăn cá không?
Ăn gì để vết thương mau lành?
Khi có vết thương, cơ thể sẽ sử dụng các dưỡng chất từ thực phẩm lành mạnh để chữa lành.

Không có một chế độ ăn uống đặc biệt nào có thể chữa lành vết thương.
Thế nhưng, bạn có thể áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh để vết thương nhanh lành hơn. Các chất dinh dưỡng quan trọng để chữa lành vết thương là protein, kẽm và vitamin C.
Protein cần thiết hoạt động duy trì và sửa chữa các mô cơ thể. Thiếu protein sẽ gây ra hiện tượng giảm phát triển collagen, làm chậm quá trình lành vết thương. Các nguồn cung cấp protein bao gồm: thịt đỏ, thịt trắng, cá, trứng, gan, sữa, pho mát, sữa chua, đậu nành, các loại đậu, quả hạch và hạt.
Vitamin C được tìm thấy hầu hết trong trái cây và rau quả. Đặc biệt là cam, bưởi, cà chua… Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen, cũng như sự hình thành các mạch máu mới (hình thành mạch). Bổ sung vitamin C sẽ giúp vết thương mau lành, giảm nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
Kẽm là một nguyên tố vi lượng tham gia vào quá trình tổng hợp protein và collagen, tăng trưởng và chữa lành mô.
Ngoài ra, chế độ ăn dinh dưỡng cùng cần bổ sung thêm: vitamin B, vitamin A, chất béo không bão hòa, sắt.
>> Có thể bạn quan tâm: Ăn gì mau lành vết thương? 4 loại thực phẩm cần ăn thường xuyên khi bị thương
Cách ngăn ngừa sẹo lồi

Bên cạnh chế độ ăn uống an toàn, sơ cứu và chăm sóc vết thương đúng cách là cách tốt để bạn có thể ngăn ngừa sẹo.
- Vệ sinh vết thương. Ngay sau khi bị thương, bạn hãy rửa sạch vùng bị thương bằng xà phòng và nước để loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Giữ ẩm và che phủ. Giữ ẩm vết thương là một trong những cách ngăn ngừa sẹo hiệu quả. Bạn dùng kem bôi vết thương chuyên dụng và băng vết thương để chúng mau lành.
- Tránh bacitracin. Hãy cẩn thận khi áp dụng việc bôi thuốc mỡ vì rất có thể bạn bị dị ứng với nó. Điều này có thể làm vùng da bị viêm thêm và tăng khả năng bị sẹo.
- Giảm thiểu chuyển động. Mỗi khi vết sẹo di chuyển, nó sẽ làm thay đổi sự hình thành để tạo ra một vết sẹo rộng hơn hoặc dày hơn. Hãy cho vết thương của bạn đủ thời gian để chữa lành.
- Tránh gãi và gỡ lớp mài (vảy). Mài (vảy) của vết thương là lớp bảo vệ tự nhiên của da. Vì vậy, để tránh sẹo, bạn không nên gãi hoặc bóc chúng ra.
>> Có thể bạn quan tâm: 9 phương pháp điều trị sẹo lồi chuyên nghiệp
Hy vọng qua bài viết bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc ăn thịt gà có bị sẹo lồi không. Chúc bạn có một chế độ ăn dinh dưỡng và cách chăm sóc vết thương đúng đắn để hồi phục an toàn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!