Không có tiêu chuẩn nào cho thói quen đi tiêu của tất cả mọi người. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy những thay đổi đáng kể trong thói quen đi tiêu của bản thân hoặc bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt:
- Màu sắc phân thay đổi bất thường, chẳng hạn như phân màu sẫm hơn, màu đỏ đậm, trắng hay màu đen thay vì màu nâu vàng như bình thường
- Chất nhầy trong phân
- Tiêu chảy (đi ngoài phân lỏng) từ 3 lần trở lên trong 24 giờ
- Táo bón hoặc không đi tiêu trong 3 ngày
- Có thể vừa tiêu chảy vừa xen kẽ với táo bón
- Đột ngột muốn đi tiêu và không thể kiểm soát (đại tiện không tự chủ)
- Cảm giác không thể đi tiêu hết được.
3. Phân dẹt và có hình dạng bất thường
Khuôn phân dẹt có thể là do một số nguyên nhân, chẳng hạn như: chế độ ăn ít chất xơ, nhiễm trùng đường ruột tạm thời, hội chứng ruột kích thích (IBS), hoặc là dấu hiệu ung thư đại trực tràng (do hình dạng của khối u chèn ép lên phân).
Phần lớn tình trạng phân dẹt xảy ra không thường xuyên thì không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bạn thấy phân dẹt bất thường và kéo dài trong hơn một tuần, hãy thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt.
4. Đầy hơi, chướng bụng và đau bụng
Cơ thể một người bình thường sản xuất khoảng 1 đến 4 lít khí mỗi ngày và xì hơi có thể lên đến 21 lần mỗi ngày. Bất kỳ tắc nghẽn nào trong đại trực tràng, bao gồm cả ung thư, đều có thể cản trở khả năng xì hơi (trung tiện). Vì vậy, bạn không thể xì hơi, cảm thấy đầy hơi và chướng bụng thường xuyên có thể là dấu hiệu ung thư đại trực tràng.
Ngoài ra, vì đại tràng và trực tràng nằm trong ổ bụng, do đó, nếu ung thư đại trực tràng là nguyên nhân khiến bạn bị đầy hơi hoặc chướng bụng, bạn sẽ cảm thấy khó chịu ở khu vực đó.
Ngoài ra, hãy thận trọng với dấu hiệu bị đau bụng nặng do khối u gây ra.
5. Sụt cân không rõ nguyên nhân
Nếu bạn bị sụt cân nhanh chóng hoặc không theo ý muốn, thì đây có thể là dấu hiệu ung thư. Ở những bệnh nhân ung thư, giảm cân thường là hậu quả của việc các tế bào ung thư tiêu thụ nhiều năng lượng của cơ thể khi chúng phát triển cũng như sự giảm ăn uống của bản thân người bệnh.
Ngoài ra, hệ thống miễn dịch của bạn cũng đang tiêu tốn nhiều năng lượng hơn để chiến đấu và tiêu diệt các tế bào ung thư. Hơn thế nữa, khối u cũng ngăn cản sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.
6. Suy nhược và mệt mỏi
Tương tự như sụt cân không rõ nguyên nhân, suy nhược và mệt mỏi liên tục cũng có thể là dấu hiệu ung thư đại trực tràng. Vì các tế bào ung thư nhân lên không được kiểm soát, nên việc cơ thể phải tiêu thụ thêm năng lượng liên tục có thể khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi mặc dù đã nghỉ ngơi thường xuyên.
Mệt mỏi mãn tính rất có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, ngay cả khi nó không phải do ung thư đại trực tràng. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi mà không được giảm bớt bằng cách nghỉ ngơi hoặc ngủ như bình thường, hãy thăm khám với bác sĩ.
7. Thiếu máu
Ung thư đại trực tràng có thể gây chảy máu trong đường tiêu hóa. Theo thời gian, lượng máu mất đi đủ để dẫn đến thiếu máu. Dấu hiệu ung thư đại trực tràng có thể là kết quả xét nghiệm máu cho thấy số lượng hồng cầu thấp. Đôi khi, bác sĩ sẽ yêu cầu làm thêm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến thiếu máu.
Dấu hiệu ung thư đại trực tràng lan tràn
Các triệu chứng ung thư đại trực tràng di căn phụ thuộc vào kích thước của khối u, vị trí ung thư đã lan ra ngoài đại tràng hoặc trực tràng. Một số người có thể có dấu hiệu cho thấy ung thư đã lan tràn đến gan với cảm giác gan to khi khám, vàng da hoặc lòng trắng của mắt. Nếu ung thư lan tràn đến phổi, bệnh nhân có thể cảm thấy khó thở, đau tức ngực. Di căn não sẽ gây đau đầu, chóng mặt, nôn ói. Di căn xương sẽ gây đau nhức xương khắp cơ thể. Di căn cột sống có thể gây đau cột sống thắt lưng, yếu liệt hai chi dưới, tiêu tiểu không tự chủ,…
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Điều quan trọng cần nhớ là dấu hiệu ung thư đại trực tràng được liệt kê ở trên có thể giống như các triệu chứng của một vài bệnh lý vô cùng phổ biến không phải là ung thư, chẳng hạn như nhiễm trùng đường ruột, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh trĩ và hội chứng ruột kích thích (IBS), nứt hậu môn,….
Vì vậy, khi nghi ngờ ung thư hoặc xuất hiện bất kỳ vấn đề nào nghiêm trọng và kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời. Bằng cách cảnh giác với biểu hiện của ung thư đại trực tràng, bạn có thể phát hiện bệnh sớm bệnh. Khi đó, khả năng điều trị thành công là rất cao.
Tuy nhiên, nhiều người bị ung thư đại trực tràng không có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu nào cho đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn muộn. Đó là lý do tại sao việc tầm soát ung thư đại trực tràng thường xuyên sau tuổi 45 ở tất cả mọi người là rất quan trọng.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!