6. Có máu lẫn trong phân
Máu lẫn trong phân cũng là một dấu hiệu nhận biết ung thư đại tràng giai đoạn đầu mà bạn cần chú ý. Máu kèm theo phân do ung thư đại tràng thường là máu đỏ thẫm lẫn với dịch nhầy và mủ.
7. Mệt mỏi và suy nhược cơ thể
Mệt mỏi và suy nhược là dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn đầu dễ bị bỏ qua nhất. Tình trạng đại tiện ra máu kéo dài có thể khiến người bệnh gặp phải tình trạng thiếu máu và dẫn đến mệt mỏi. Bên cạnh đó, bệnh cũng khiến cho người bệnh có cảm giác kiệt sức và suy nhược cơ thể dù không lao động nặng nhọc.
Các vấn đề dễ nhầm lẫn với ung thư đại tràng
Như đã đề cập ở trên, dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn đầu rất dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Trong đó, bệnh trĩ và bệnh kiết lỵ là 2 căn bệnh hay bị nhầm lẫn nhất với ung thư đại tràng.
Dấu hiệu đi ngoài ra máu ở ung thư đại tràng giai đoạn đầu có thể bị nhầm lẫn với bệnh trĩ. Tuy nhiên, tính chất máu lẫn trong phân ở bệnh trĩ và ung thư đại tràng hoàn toàn khác nhau.
Cụ thể, máu lẫn trong phân của ung thư đại tràng thường là máu tươi do dòng máu chứa nhiều oxy. Ngược lại, máu lẫn trong phân của người mắc ung thư đại tràng là máu đỏ thẫm, kèm theo dịch nhầy và mủ. Mặt khác, nếu máu ở bệnh trĩ chỉ phủ lên phân thì máu ở bệnh ung thư đại tràng thường lẫn hẳn vào phân của người bệnh.
Ngoài ra, ung thư đại tràng giai đoạn đầu còn bị nhầm lẫn với bệnh kiết lỵ do tình trạng rối loạn tiêu hóa và đi ngoài nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, bệnh lỵ có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, trong khi bệnh ung thư thì không.
Phòng ngừa dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn đầu

Thăm khám sức khỏe định kỳ và kiểm tra đại trực tràng thường xuyên là cách tốt nhất để phòng tránh ung thư đại tràng. Ngoài ra, để ngăn ngừa bệnh, bạn cũng nên thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh: Bạn nên hạn chế lượng thịt đỏ (như thịt bò, thịt cừu) trong bữa ăn hàng ngày. Theo nghiên cứu, ăn quá 160 gram thịt đỏ mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng lên gấp 3 lần. Thậm chí, rủi ro sẽ còn cao hơn nếu thịt đỏ được chế biến bằng các hình thức như chiên, nướng, xông khói, dăm bông và xúc xích.
- Tăng cường các món ăn giàu chất xơ như rau xanh và trái cây: Thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp tăng khả năng tiêu thụ acid folic, giảm pH trong lòng đại tràng, giảm thời gian ứ đọng phân và chống lại hiện tượng oxy hóa.
- Hạn chế tối đa tiêu thụ các loại thức uống có cồn và từ bỏ ngay thói quen hút thuốc lá
- Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục, thể thao.
Để tránh nhầm lẫn với các căn bệnh khác dẫn đến điều trị sai cách, bạn nên đến thăm khám tại các bác sĩ chuyên khoa khi phát hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Hy vọng các thông tin vừa chia sẻ đã giúp bạn hiểu và nhận biết được các dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn đầu và có cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc hơn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!