Do đó, khi nhận thấy một số biểu hiện ung thư buồng trứng, bạn nên nhanh chóng đi gặp bác sĩ để kiểm tra cũng như có được phương án điều trị từ sớm. Một số dấu hiệu ung thư buồng trứng mà bạn cần chú ý gồm:
Đau ở vùng bụng dưới
Bệnh nhân xuất hiện các cơn đau dữ dội, ngắt quãng hoặc dai dẳng ở vùng bụng dưới. Ngoài ra, bệnh nhân có thể kèm đau lưng không rõ nguyên nhân. Do đó, nếu cảm thấy đau thường xuyên ở những vùng này, bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Chảy máu âm đạo
Triệu chứng ung thư buồng trứng cũng cần lưu tâm là chảy máu âm đạo một cách bất thường. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có biểu hiện chảy máu sau khi quan hệ tình dục.
Các triệu chứng về ruột (do u chèn ép, xâm lấn)
Triệu chứng gồm đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn, ăn nhanh no hơn bình thường dù chỉ ăn rất ít. Nếu kéo dài, cơ thể sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, dẫn đến mệt mỏi, suy nhược, và sụt cân đáng kể.
Các triệu chứng về tiết niệu (do u chèn ép, xâm lấn)
Thay đổi thói quen đi vệ sinh là một dấu hiệu ung thư buồng trứng ít người chú ý đến. Tuy nhiên, triệu chứng này không phải là điển hình đối với người bị ung thư buồng trứng, chúng có thể xuất hiện trong rất nhiều bệnh lý về bàng quang.
Ung thư buồng trứng khó nhận biết ở giai đoạn đầu bởi hầu như không có triệu chứng gì đặc hiệu. Những biểu hiện kể trên thường xuất hiện khi khối u đã lớn và xâm lấn sang các cơ quan, cấu trúc lân cận (giai đoạn trễ). Dù vậy, nếu được chẩn đoán sớm và điều trị tốt, bệnh nhân vẫn còn nhiều hi vọng.

Nên làm gì khi có dấu hiệu ung thư buồng trứng?
Trên thực tế, các triệu chứng kể trên có thể không phải dấu hiệu ung thư buồng trứng mà còn bởi một số tình trạng khác gây nên. Vì vậy, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra với các xét nghiệm chuyên biệt như:
Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ đo nồng độ một số chất trong máu là chỉ dấu sinh học cho ung thư buồng trứng để có kết luận về bệnh, cụ thể như sau:
- Kết quả xét nghiệm HE4 có giá trị chẩn đoán ở giai đoạn sớm là 62-83%, còn giai đoạn muộn là 75-93%
- Kết quả xét nghiệm CA – 125 ở giai đoạn sớm có giá trị chẩn đoán chỉ là 50%, nhưng lại có độ chính xác cao ở giai đoạn muộn với giá trị đạt 92%
- Giá trị chẩn đoán của xét nghiệm CA 15-3 là 50-56%, còn xét nghiệm CA 72-4 chỉ đạt 63-71%.
- AFP và HCG: Thường tăng trong loại ung thư tế bào mầm.
- Một số marker khác: Inhibin B, AMH, LH.
- Xét nghiệm gen: Giúp tiên lượng bệnh, lựa chọn các thuốc điều trị, đánh giá khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứng di truyền.
Sự kết hợp của các kết quả này với một số phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác giúp cho việc chẩn đoán chính xác hơn.
Siêu âm ổ bụng và siêu âm qua ngã âm đạo: bác sĩ sẽ quan sát được các khối u bất thường trong buồng trứng (nếu có),
Chụp MRI (cộng hưởng từ) hoặc chụp CT (cắt lớp vi tính): Phương pháp này cung cấp hình ảnh 3D để giúp bác sĩ có thể chẩn đoán được mức độ xâm lấn của khối u buồng trứng, cũng như một số bất thường khác.
Sinh thiết: bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm trên mô bệnh phẩm để xác định bản chất của khối u cũng như dựa vào đó để đưa ra được cách thức điều trị phù hợp. Tuy nhiên, do vị trí của cơ quan nằm sâu trong ổ bụng nên thường ít khi có được kết quả giải phẫu bệnh trước khi phẫu thuật. Đây là một xét nghiệm quyết định chẩn đoán.
Nội soi đường tiêu hóa: Để loại trừ u buồng trứng là biểu hiện di căn từ các khối u của đường tiêu hóa, bởi vì tiên lượng và phương pháp điều trị của hai loại ung thư này hoàn toàn khác nhau.

Ung thư buồng trứng là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản, sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy, ngay khi có các dấu hiệu bất thường thì hãy đi khám sớm nhất có thể, kể cả khi chưa có dấu hiệu ung thư buồng trứng, phụ nữ cũng nên tầm soát sức khỏe mỗi 6 tháng một lần, đặc biệt là thăm khám phụ khoa, kịp thời phát hiện bệnh và xử trí từ sớm.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!