Bài thuốc dân gian cây đuôi chuột trị tiểu đường hiện đang được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không chắc chắn về hiệu quả của loài thảo dược này đối với bệnh tiểu đường. Còn bạn đã biết chưa, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền · Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh
Bài thuốc dân gian cây đuôi chuột trị tiểu đường hiện đang được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không chắc chắn về hiệu quả của loài thảo dược này đối với bệnh tiểu đường. Còn bạn đã biết chưa, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ tác dụng của cây đuôi chuột trị tiểu đường và cách áp dụng sao cho an toàn, hiệu quả.
Cây đuôi chuột có tên khoa học là Stachytarpheta jamaicensis. Ngoài ra, nó còn có tên gọi khác là điềm thông, bôn bôn, đũa bếp, cỏ đuôi lươn, hải tiên, giả mã tiên hay mạch lạc.
Cây này thân thảo, sống lâu năm. Đặc điểm nhận dạng là thân cây có 4 cạnh màu xanh tím, cao chừng 2 mét. Lá hình bầu dục, có răng cưa, mọc đối xứng nhau. Sở dĩ có tên gọi đuôi chuột là vì hoa mọc thành cụm dài khoảng 20 – 40 cm trông như đuôi chuột. Hoa có màu xanh tím.
Toàn cây đuôi chuột đều được sử dụng làm thuốc, thu hái quanh năm. Khi lấy về, bạn chỉ cần rửa sạch đất cát, phơi khô trong bóng râm và bảo quản trong bao bì kín để dùng dần.
Vị thuốc cỏ đuôi chuột có vị đắng, tính hàn, chưa rõ quy kinh. Công dụng cỏ đuôi chuột theo y học cổ truyền là thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu. Nó được dùng chủ yếu để trị mụn nhọt, thấp khớp, viêm đường tiết niệu, sốt, ho và tiêu chảy.
Trong dân gian, cỏ đuôi chuột được những người cao tuổi sử dụng dưới dạng thuốc sắc để điều trị một số rối loạn như viêm, đau, sốt, bảo vệ gan, làm lành vết thương và hỗ trợ tiểu đường…
Hiện nay, có một số nghiên cứu về cỏ đuôi chuột, ghi nhận các tác dụng nổi bật của dược liệu này như sau:
Nghiên cứu về cây đuôi chuột trị tiểu đường có rất ít. Tuy nhiên, trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ có nghiên cứu đã ghi nhận chiết xuất ethyl axetat của lá cây đuôi chuột có khả năng chống oxy hóa mạnh, ngăn chặn phản ứng stress oxy hóa. Đây cũng là tình trạng điển hình ở bệnh nhân tiểu đường. Theo các tài liệu, lá đuôi chuột sở hữu nhiều hợp chất chống oxy hóa, chủ yếu là phenolic, flavonoid và polyphenol.
Ngoài ra, chiết xuất lá của cỏ đuôi chuột cũng được chứng minh là cải thiện hoạt động catalase (một phản ứng ngăn chặn hình thành gốc tự do) trên chuột mắc bệnh tiểu đường.
Từ những kết quả này, cỏ đuôi chuột được khẳng định có giá trị tiềm năng trong điều trị các bệnh liên quan đến stress oxy hóa mà điển hình là bệnh tiểu đường.
Vậy, cây đuôi chuột trị tiểu đường có thực sự hiệu quả không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, vẫn còn cần thêm nhiều nghiên cứu và thử nghiệm hơn nữa để xác định chính xác cách dùng, liều dùng an toàn, độc tính và đầy đủ những điều cần thận trọng khi dùng loài cây này.
Theo kinh nghiệm dân gian, để dùng cỏ đuôi chuột trị tiểu đường, bạn lấy khoảng 30g phần lá và ngọn của cây đuôi chuột đem rửa sạch, sau đó hãm lấy nước uống thay cho nước trà hằng ngày.
Trước khi sử dụng bất kỳ dược liệu nào, kể cả cây đuôi chuột, người tiểu đường nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc đông y để đảm bảo an toàn, hiệu quả. Việc sử dụng liều lượng đuôi chuột quá cao có thể gây ra hạ huyết áp nghiêm trọng và đột ngột.
Vị thuốc này không được dùng cho những người có huyết áp thấp, phụ nữ mang thai và người bệnh tiểu đường đang có tình trạng hạ đường huyết. Bên cạnh đó, đuôi chuột có tính hàn nên muốn sử dụng thời gian dài phải hết sức thận trọng, cần người có chuyên môn theo dõi, đặc biệt với những bệnh nhân có thể trạng hư hàn.
Bạn cũng nên lưu ý rằng cây đuôi chuột hay bất kỳ dược liệu nào khác đều chỉ là biện pháp hỗ trợ, thuốc tiểu đường và thay đổi chế độ ăn, tăng cường tập thể dục, giữ cân nặng khỏe mạnh vẫn là quan trọng nhất trong quá trình quản lý bệnh.
Cuối cùng, việc đưa cỏ đuôi chuột vào điều trị tiểu đường có thể làm thay đổi đường huyết của bạn, phải theo dõi và điều chỉnh lượng thuốc tiểu đường cho phù hợp (nếu cần). Hãy luôn kiểm soát bệnh một cách thông minh, bằng việc hỏi ý kiến và tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ, bạn nhé!
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền
Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!