backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Bệnh tiểu đường có ăn được rau ngót không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 24/05/2023

    Bệnh tiểu đường có ăn được rau ngót không?

    Rau ngót được biết đến là một loại rau ăn lá, được dùng để nấu canh, rất phổ biến trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh tiểu đường thì chế độ ăn uống luôn phải thật kỹ lưỡng, mỗi loại thực phẩm nạp vào cơ thể đều phải xem xét để tránh ảnh hưởng đến mức đường huyết. Vậy, người tiểu đường có ăn được rau ngót không?

    Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này trong bài viết ngay sau đây nhé!

    Thành phần dinh dưỡng và lợi ích của rau ngót

    Để biết tiểu đường có ăn được rau ngót không thì trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng và lợi ích của rau ngót.

    Theo y học cổ truyền, rau ngót (hay rau bù ngót, rau bồ ngót, rau tuốt) có tính mát, vị ngọt giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hoạt huyết, cầm máu, hỗ trợ chữa viêm phổi, ban sởi hoặc tiểu dắt, sốt cao…

    Theo y học hiện đại, rau ngót có chứa các chất dinh dưỡng như sau:

  • Protein: 6.4 g
  • Carbohydrate: 9.9 g
  • Chất xơ: 1.5 g
  • Canxi: 233 mg
  • Chất béo: 1 g
  • Sắt: 3.5 mg
  • Vitamin A và B: 10 mcg
  • Phốt pho: 98 mg
  • Vitamin C: 164 mg
  • Nước: 81 g.
  • Nhờ đó, rau ngót có những công dụng là:

    • Ổn định huyết áp
    • Hỗ trợ giảm cân
    • Kiểm soát đường huyết
    • Kích thích tiết sữa ở phụ nữ sau sinh
    • Chữa nám da
    • Cải thiện ham muốn tình dục, nâng cao số lượng và chất lượng tinh trùng
    • Lợi tiểu
    • Trị táo bón
    • Chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ em
    • Tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm nhiễm.

    Bệnh tiểu đường có ăn được rau ngót không?

    liệu bệnh tiểu đường có ăn được rau ngót không

    Vì vị ngọt tự nhiên của rau ngót mà rất nhiều người thắc mắc bệnh tiểu đường có ăn đươc rau ngót không.

    Theo một số nghiên cứu, rau ngót có chứa lượng lớn insulin. Do đó, nếu người tiểu đường ăn rau ngót thường xuyên thì có thể hỗ trợ tốt cho việc kiểm soát đường huyết.

    Ngoài ra, một thí nghiệm được tiến hành để đánh giá tác động của dịch tiêu hóa lá rau ngót đối với nồng độ glucose (đường huyết) sau khi ăn. Kết quả cho thấy chỉ số đường huyết (GI) đối với những bệnh nhân được sử dụng chất tiêu hóa từ lá rau ngót thấp hơn đáng kể so với nhóm không dùng. Kết quả này cho thấy rau ngót có tiềm năng cao trong việc hạ thấp lượng đường trong máu, nhờ đó hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

    Ở Ấn Độ, lá rau ngót đã được dùng làm thuốc trị đái tháo đường và cải thiện thị lực.

    Những lưu ý đặc biệt dành cho người tiểu đường khi ăn rau ngót

    bệnh tiểu đường có ăn được rau ngót không, lưu ý gì

    Hiểu rõ tiểu đường có ăn được rau ngót không để giúp bệnh nhân và người chăm sóc sẽ lên được thực đơn ngon miệng, bổ dưỡng và dễ nấu. Rau ngót có thể được sử dụng dưới dạng thuốc sắc, nước ép hoặc chế biến thành các món ăn như canh rau ngót. Liều dùng mỗi ngày chỉ nên là từ 20 đến 40 gram.

    Mặc dù rau ngót là khá an toàn, ít khi gây ra tác dụng phụ và là một loại thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã cho thấy nếu ăn không đúng cách và lạm dụng quá liều có thể gây ra các tác dụng phụ như: khó ngủ, khó thở, ăn mất ngon, ức chế quá trình hấp thụ phốt pho và canxi, nghi ngờ tăng nguy cơ sảy thai ở phụ nữ.

    Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường không nên lạm dụng rau ngót (không dùng quá 50 gram mỗi ngày) và nên nấu chín để ăn, hạn chế ăn sống. Ngoài ra, người mất ngủ, thiếu ngủ, thiếu canxi, còi xương, phụ nữ mang thai thì không nên ăn nhiều rau ngót nhé!

    Hi vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc tiểu đường có ăn được rau ngót không, cách ăn như thế nào là tốt nhất. Bệnh nhân tiểu đường nên hết sức quan tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày và có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng thực đơn phù hợp, góp phần kiểm soát đường huyết ổn định nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 24/05/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo