Lưu ý: Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp kiểm soát đường huyết nào nhé!
1. Chọn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao sẽ giải phóng glucose vào máu rất nhanh, gây tăng đường huyết sau ăn đột ngột, chẳng hạn như bánh mì trắng, cơm, bún,…Tuy nhiên, nếu khéo léo chọn các loại thực phẩm giàu chất xơ, có chỉ số GI thấp như yến mạch, bánh mì nguyên cám hay đậu Hà Lan,… bạn sẽ kiểm soát được tốc độ đường giải phóng vào máu, hạn chế được nguy cơ đường huyết sau ăn tăng vọt.
Ngược lại nếu đường huyết giảm thấp xuống dưới 4 mmol/dL, bạn cần ngay lập tức “bù” đường cho cơ thể bằng cách uống một viên nén dextrose hoặc nước trái cây. Những loại thực phẩm này được hấp thụ nhanh chóng để nâng cao mức đường huyết và điều trị hạ đường huyết.

2. Chọn đúng loại insulin vào đúng thời điểm
Các loại insulin tác dụng nhanh thường phải mất đến 15 phút để giải phóng vào cơ thể, điều hoà lại lượng đường trong máu, khác với insulin tự nhiên được sản xuất ngay lập tức khi đường huyết tăng lên. Vậy nên bạn cần trao đổi với bác sĩ để chọn các loại insulin có tác dụng nhanh phù hợp và tiêm trước khi ăn khoảng 15-20 phút.
Một số trường hợp bệnh nhân bị liệt dạ dày khiến thức ăn không được di chuyển qua đường tiêu hoá một cách bình thường, dẫn đến đầy bụng khó tiêu. Những trường hợp này nên được tiêm một liều insulin bolus trước bữa ăn 30 phút.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!