Người tiểu đường ăn mì tôm được không? Nên thay bằng mì gì?

Nếu bạn đang tìm một loại thức ăn nhanh như mì ăn liền nhưng không muốn ảnh hưởng đến sức khoẻ và kiểm soát đường huyết sau ăn tốt hơn thì có thể thử các loại mì sau đây:
- Mì Semolina: loại mì được làm từ gạo, ngô hoặc lúa mì. Chúng vẫn cứng ngay cả sau khi nấu chín, do đó chúng được tiêu hóa chậm hơn.
- Mì quinoa: loại mì chứa nhiều dinh dưỡng và không chứa gluten.
- Mì trứng: mì này có hàm lượng chất đạm cao và giúp giảm chỉ số đường huyết của mì nhờ vào trứng. Tuy nhiên, mì trứng chứa ít chất xơ.
- Mì kiều mạch: loại mì này được làm từ hạt kiều mạch, không chứa gluten và chứa nhiều chất xơ và magie.
Các loại mì gợi ý thay thế mì tôm là giải pháp cho những ai luôn băn khoăn người tiểu đường ăn mì tôm được không. Bởi đây chủ yếu là các loại mì được làm từ các loại ngũ cốc nguyên hạt, giàu chất xơ, ít bột đường, góp phần ngăn chặn đường huyết tăng đột biến. Đồng thời chúng cũng giúp no lâu và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hoá.
Ăn mì tôm đúng cách như thế nào?

Nếu bạn vẫn đang muốn tận hưởng hương vị của mì tôm mà không gây hại cho sức khỏe, cần phải ăn mì tôm đúng cách.
- Nấu chín mì vừa phải: Để chúng giữ được độ dai và giòn. Đồng thời, mì quá chín cũng có thể gây tăng đường huyết nhiều hơn do có chỉ số GI cao hơn.
- Ăn mì như bữa phụ: Để giải đáp cho câu hỏi người tiểu đường ăn mì tôm được không thì bạn cần hạn chế chúng và xem các loại mì như một bữa ăn phụ, tốt nhất chỉ nên chiếm 15g bột đường dung nạp mỗi ngày. Đồng thời kết hợp mì với các loại thực phẩm giàu đạm như cá, thịt gà bỏ da hoặc trứng.
- Thêm rau vào mì tôm: Bạn có thể chọn các loại rau như rau bina, bông cải xanh hay đậu lăng để bổ sung cho món mì của bạn, làm giảm tác động của mì đối với lượng đường trong máu.
Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu xem người bị tiểu đường ăn mì tôm được không. Bạn nên hạn chế ăn mì tôm và nên chọn các loại mì thay thế khác làm từ các loại ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời, bạn hãy kết hợp các loại thịt, rau với mì để đảm bảo có một bữa ăn cân bằng dinh dưỡng.
Cuối cùng, hãy luôn tìm hiểu, tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ ăn uống và lối sống phù hợp nhất cho sức khỏe của bạn nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!