Tiểu đường ăn khoai lang được không?
Khoai lang có tên khoa học là ipomoea batatas. Loại củ này chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như beta-carotene.
Nếu bạn đang băn khoăn không biết người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không thì câu trả lời là “Có”. Dù khoai lang có nhiều carbohydrate nhưng những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn trong chừng mực cho phép. Bởi dù carbohydrate có thể làm tăng lượng đường trong máu nhưng hàm lượng chất xơ cao trong khoai lang lại có thể làm cơ thể no lâu, giúp giảm thiểu tối đa lượng thức ăn. Đặc biệt, lượng chất xơ này còn làm giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột.
Ngoài ra, người bị tiểu đường ăn khoai lang còn được cho là tốt cho sức khỏe bởi trong khoai lang có chứa:
- Carotenoids có chức năng điều hòa đường huyết, làm giảm sự kháng insulin.
- Vitamin C và beta-carotene giúp nâng cao hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe của mắt. Đặc biệt, đây còn là 2 chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng loại bỏ gốc tự do gây nguy hại cho tế bào.
- Một lượng lớn chất sắt, giúp các tế bào hồng cầu tạo ra oxy và vận chuyển chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể.
- Cung cấp nguồn protein thực vật, giúp no lâu và thúc đẩy giảm cân, từ đó làm tăng độ nhạy insulin.
Không những vậy, một số loại khoai lang còn được chứng minh là có lợi cho những người mắc các bệnh liên quan đến đường huyết và người bị béo phì. Đặc biệt, ngoài giá trị dinh dưỡng, khoai lang còn chứa các đặc tính có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuyp 2.
Người bị tiểu đường nên ăn khoai lang như thế nào?

Tiểu đường ăn khoai lang được không? Dù được đánh giá là tốt cho sức khỏe người nhưng loại rau ăn củ này vẫn chứa tinh bột. Do đó, quan trọng nhất vẫn bạn phải kiểm soát khẩu phần ăn hàng ngày để tránh gặp phải những tác dụng tiêu cực.