Tiểu đường ăn đậu phộng được không? Cách ăn sao cho đúng?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 4 tuần trước

    Tiểu đường ăn đậu phộng được không? Cách ăn sao cho đúng?
    Quảng cáo

    Đậu phộng (hay lạc) là loại thực phẩm quen thuộc với người Việt Nam. Tuy nhiên, liệu loại thực phẩm béo bùi này có là sự lựa chọn thích hợp cho chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường? Trong bài viết này hãy cùng Hello Bacsi đi tiểu câu trả lời cho câu hỏi tiểu đường ăn đậu phộng được không và những thông tin về dinh dưỡng của đậu phộng nhé!

    Bị tiểu đường ăn đậu phộng được không?

    Đậu phộng và bơ đậu phộng được mệnh danh là “vũ khí bí mật” cho bữa ăn thân thiện với người tiểu đường. Vì chúng có hương vị tuyệt vời nhưng lại không gây tăng đường huyết đột ngột sau ăn.

    Xét trên thang chỉ số đường huyết (GI) của thực phẩm từ 0-100, nếu chỉ số này càng cao thì nguy cơ gây tăng đường huyết sau ăn càng nhiều. Theo đó, GI của đậu phộng là 14, được xem là chỉ số GI thấp, vì thế ít gây biến động lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường sau bữa ăn.

    Vậy nên đáp án cho câu hỏi bệnh nhân tiểu đường ăn đậu phộng được không là có. Không chỉ vậy, đậu phộng còn là mang lại nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe.

    bị tiểu đường ăn đậu phộng được không

    Lợi ích sức khỏe của đậu phộng với bệnh nhân tiểu đường

    Đậu phộng là nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho cơ thể. Bên cạnh đó, trong vỏ của đậu phộng còn chứa nhiều khoáng chất như đồng và mangan cùng các hóa thực vật chống oxy hóa khác.

    Quản lý đường huyết

    Đậu phộng là một phần của chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường. Bên cạnh việc có chỉ số GI thấp không gây tăng đường huyết đột biến sau ăn, thành phần chất xơ trong đậu phộng cũng giúp bạn điều hoà đường huyết, kiểm soát cân nặng. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ béo phì và tránh tiểu đường type 2 tiến triển.

    Ngăn ngừa nguy cơ biến chứng tim mạch

    Biến chứng tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, chế độ ăn nên thay thế chất béo động vật, chất béo qua nhiều lần chế biến bằng các loại chất béo tốt như đậu phộng, hạnh nhân hay hồ đào. Đây được khuyến cáo là một chế độ dinh dưỡng bảo vệ trái tim của bạn.

    Chính vì thế mà bơ đậu phộng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên đưa vào chế độ ăn hằng ngày hay làm thành các món ăn tiện lợi dành cho người bệnh tiểu đường. Bạn có thể thử kết hợp đậu phộng, bơ đậu phộng trong thực đơn cho người tiểu đường theo một số cách sau đây:

    • Trộn đậu phộng vào yến mạch qua đêm để ăn sáng.
    • Rắc lên salad để bổ sung protein cho bữa trưa.
    • Ăn một ít đậu phộng như bữa ăn phụ.
    • Nghiền nhuyễn và trộn với nước cốt dừa để rưới lên món gà nướng.
    • Ăn với bánh quy cho bữa tối.

    tiểu đường ăn đậu phộng được không? Lợi ích của đậu phộng với người tiểu đường

    Bạn có thể xem thêm: Sữa hạt cho người tiểu đường: Công dụng và cách làm

    Những rủi ro mà bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý khi ăn đậu phộng

    Mặc dù để hỏi khi bị bệnh tiểu đường ăn đậu phộng được không thì những lời khuyên dinh dưỡng đều “bật đèn xanh”. Tuy nhiên cũng có một số vấn đề xoay quanh loại thực phẩm này mà người bệnh tiểu đường cần nắm rõ trước khi ăn.

    Dị ứng

    Một trong những rủi ro lớn nhất khi ăn đậu phộng là nguy cơ bị dị ứng. Cơ chế gây ra dị ứng với đậu phộng vẫn chưa được làm rõ và không phải ai cũng gặp tình trạng này. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết các triệu chứng điển hình khi dị ứng đậu phộng để tự giúp mình hoặc người thân nếu có sự cố xảy ra.

    Một số triệu chứng dị ứng đậu phộng có thể gồm:

    • Buồn nôn, nôn mửa.
    • Tiêu chảy.
    • Nổi mề đay.
    • Phù mạch.
    • Chàm dị ứng.
    • Hen suyễn.
    • Sốc phản vệ.

    Ngộ độc thực phẩm

    Lạc, đặc biệt là khi bị mốc, thường xuyên bị nhiễm nấm Aspergillus flavus, loại nấm này có thể tạo ra độc tố aflatoxin. Tình trạng này có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.

    Ngoài ra, nếu bảo quản đậu phộng không đúng cách thì còn có khả năng làm tăng hàm lượng axit béo bão hoà (chất béo xấu) thay vì các chất béo tốt. Quá trình này cũng làm giảm giá trị dinh dưỡng với tim mạch cũng như mùi vị thơm ngon của đậu phộng.

    Vì thế, bạn cần chú ý bảo quản đậu phộng đúng cách và không ăn đậu khi đã có dấu hiệu mốc meo hoặc hư hại.

    Hello Bacsi tin rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn tự giải đáp được cho mình câu hỏi bị tiểu đường ăn đậu phộng được không. Nếu không bị dị ứng với thực phẩm này, bạn hãy thêm vào thực đơn hằng ngày nhé.

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 4 tuần trước

    Quảng cáo
    Quảng cáo
    Quảng cáo
    Quảng cáo