backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Bấm huyệt chữa tiểu đường: Thực hư ra sao?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 23/08/2022

    Bấm huyệt chữa tiểu đường: Thực hư ra sao?

    Tiểu đường ngày càng trở nên phổ biến và là “nỗi khổ” cho nhiều người bệnh. Bệnh nhân cần học cách chung sống với bệnh tiểu đường, vì thế hiện nay ngày càng có nhiều biện pháp chữa bệnh tiểu đường theo y học hiện đại và cả Đông y. Trong đó, phương pháp bấm huyệt chữa tiểu đường cũng được nhiều người quan tâm. 

    Bệnh tiểu đường theo quan niệm Y học cổ truyền 

    Trước khi tìm hiểu về phương pháp bấm huyệt chữa tiểu đường, hãy cùng điểm qua một số ý chính về bệnh tiểu đường theo quan niệm Y học cổ truyền nhé!

    Theo dược lý hiện đại, bệnh đái tháo đường là một hội chứng rối loạn chuyển hóa dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn bình thường, nguyên nhân là do sự thiếu hụt insulin hoặc đề kháng insulin hoặc cả hai. 

    Trong khi đó, dựa trên 4 triệu chứng điển hình của tiểu đường là ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều thì theo Y học cổ truyền bệnh tiểu đường thuộc phạm vi chứng tiêu khát. Nguyên do là ăn uống thất thường, ăn đồ ăn quá ngọt, quá béo, tinh thần không ổn định, tính khí thất điều (suy nghĩ căng thẳng, thái quá) làm ảnh hưởng đến công năng của các tạng phủ. Bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi. 

    bấm huyệt chữa tiểu đường 1

    Tại sao bấm huyệt có thể chữa tiểu đường? 

    Dựa trên quan niệm về Y học cổ truyền, bấm huyệt chữa tiểu đường là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh dựa trên tác động tích cực đến các cơ quan bị suy yếu thông qua các vị trí huyệt đạo có liên quan. 

    Vì bạn cũng có thể tự bấm huyệt chữa tiểu đường cho bản thân bất kể khi nào hay ở bất kỳ đâu nên phương pháp này được nhiều bệnh nhân lựa chọn để hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên lưu ý rằng về Đông y, bấm huyệt không phải là một phương pháp đơn trị, nó cũng không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Bạn chỉ nên xem đây là một trong những liệu pháp giúp hỗ trợ điều trị. 

    Liệu bấm huyệt chữa tiểu đường, có hiệu quả không? 

    Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên ở Iran đã được thực hiện nhằm xác định hiệu quả của biện pháp tự bấm huyệt chữa tiểu đường trên đường huyết lúc đóiinsulin. Nghiên cứu này thực hiện trên 60 bệnh nhân tiểu đường được chia thành 2 nhóm: 30 người tự bấm huyệt và 30 người còn lại thì không (nhóm chứng). 

    Với nhóm tự bấm huyệt, bệnh nhân được hướng dẫn để tự ấn huyệt ST-36 (huyệt túc tam lý), LIV 3 (huyệt thái xung), KD-3 (huyệt Thái Khê), SP-6 (huyệt Tam âm giao) hai bên trong 5 phút, mỗi huyệt là 10 giây ấn và 2 giây thư giãn. 

    Kết quả cho thấy nồng độ insulin tăng và đường huyết lúc đói giảm đáng kể ở nhóm can thiệp bấm huyệt khi so sánh với nhóm chứng.

    Một nghiên cứu khác cũng đã được thực hiện tại Indonesia nhằm khảo sát hiệu quả của phương pháp bấm huyệt chữa tiểu đường. 30 bệnh nhân đã được chia thành 2 nhóm, trong đó nhóm can thiệp bấm huyệt được bấm huyệt ST-36 (huyệt túc tam lý) trong 30 phút mỗi lần tái khám trong 11 tuần, nhóm chứng được điều trị như bình thường. Kết quả đã cho thấy nhóm can thiệp bấm huyệt có hiệu quả giảm lượng đường trong máu

    Qua những kết quả nghiên cứu lâm sàng này có thể thấy hiệu quả của bấm huyệt chữa tiểu đường là rất đáng để kỳ vọng. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để có thể kết luận chính xác tác động của bấm huyệt lên việc kiểm soát đường huyết và hạn chế biến chứng của bệnh tiểu đường. 

    Cần lưu ý gì khi bấm huyệt chữa tiểu đường? 

    bấm huyệt chữa tiểu đường 2

    Mặc dù xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường theo Đông y mang lại nhiều kết quả tích cực nhưng khi có ý định áp dụng biện pháp này, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị. Đồng thời, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn xác định vị trí của các huyệt đạo và cách tự bấm huyệt tại nhà đúng cách. 

    Kiểm soát bệnh tiểu đường là sự kết hợp của việc dùng thuốc, duy trì chế độ ăn uống tập luyện lành mạnh cùng với các phương pháp bổ trợ khác. Vì vậy, không tự ý ngưng thuốc và xem bấm huyệt như “thuốc” trị bệnh duy nhất.

    Bạn có thể xem thêm: 5 loại lá cây chữa bệnh tiểu đường bạn cần biết

    Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp bấm huyệt chữa tiểu đường và có thêm những kiến thức về bệnh theo góc nhìn y học cổ truyền nhé! 

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 23/08/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo