backup og meta

Gentrisone

Gentrisone

Tên biệt dược: Gentrisone

Hoạt chất: Betamethasone dipropionate, clotrimazole và gentamicin

Dạng bào chế: Kem bôi ngoài da Gentrisone 10g hoặc Gentrisone 20g

 

Tác dụng, công dụng

Thuốc Gentrisone có tác dụng gì?

Thành phần betamethasone dipropionate trong thuốc bôi da Gentrisone là một corticosteroid có tính kháng viêm, giảm ngứa. Vì vậy, thuốc có hiệu quả trên nhiều loại bệnh về da.

Không những vậy, clotrimazole là một hoạt chất kháng nấm phổ rộng và gentamicine là một kháng sinh phổ rộng, kết hợp cùng betamethasone dipropionate sẽ giúp điều trị các bệnh nhiễm nấm và nhiễm trùng da nhất định.

Nhờ các thành phần này, thuốc thường được dùng để điều trị các vấn đề như:

Giảm các đợt viêm và ngứa gây ra do các bệnh viêm da, dị ứng da đáp ứng với corticosteroid

  • Chàm cấp và mạn tính
  • Viêm da tiếp xúc
  • Viêm da dị ứng
  • Viêm da tăng tiết bã nhờn
  • Liken phẳng mạn tính
  • Viêm da bong vẩy
  • Mề đay
  • Bệnh vảy nến
  • Ngứa hậu môn, âm hộ
  • Vết bỏng nhẹ hay vết đốt côn trùng

Điều tri các bệnh nấm trên da 

  • Nấm da do Candida albicans
  • Lang ben do Malassezia furfu
  • Nấm thân (lác, hắc lào), nấm bẹn và nấm bàn chân do Trichophyton rubrum, T. mentagrophytes, Epidermophyton floccosum hoặc Microsporum canis gây ra.

Nhiễm trùng bề mặt da do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra. 

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc bôi Gentrisone cho người lớn như thế nào?

Bạn nên sử dụng 1 hoặc vài lần hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng thuốc bôi da Gentrisone cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc Gentrisone như thế nào?

Cách dùng thuốc Gentrisone

Để nhận được tác dụng của thuốc Gentrisone như mong đợi, bạn sẽ cần dùng loại kem bôi ngoài da này theo những bước như sau:

  • Làm sạch và lau khô vùng da cần bôi thuốc
  • Thoa một lớp thuốc mỏng lên trên và xung quanh khu vực da có vấn đề (1 – 2 lần mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ)
  • Rửa tay sau khi bôi thuốc

Lưu ý:

  • Trường hợp viêm da hoặc chàm có nhiễm trùng da nên dùng phối hợp với thuốc kháng sinh, kháng nấm đường toàn thân.
  • Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt được bác sĩ chỉ định, bạn cần tránh bôi thuốc trên một vùng da rộng, dùng thuốc dài ngày hoặc băng đắp vùng da đã được bôi thuốc vì có thể làm tăng sự hấp thu toàn thân.
  • Không bôi thuốc vào mắt, mũi, miệng hoặc bên trong âm đạo
  • Bôi thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh lờn thuốc hoặc tăng rủi ro gặp tác dụng phụ

Phải làm gì khi dùng quá liều thuốc Gentrisone 10g?

Nếu vô tình nuốt phải thuốc, bạn có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Những biện pháp thường quy như rửa dạ dày chỉ được tiến hành khi những triệu chứng quá liều xuất hiện rõ ràng trên lâm sàng (chóng mặt, buồn nôn hoặc ói mửa) và chỉ khi đã bảo vệ được đường thở đầy đủ.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Gentrisone 10g?

Những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc gồm:

  • Bội nhiễm do nấm hoặc vi khuẩn
  • Kích ứng da hoặc phát ban
  • Tác dụng phụ liên quan đến betamethason như teo biểu bì, teo mô dưới da, mỏng da, kích ứng, ngứa, đỏ da, sưng phồng, phát ban, mụn nước, mụn trứng cá
  • Sự hấp thu toàn thân có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như hội chứng Cushing, tăng đường huyết và đường niệu, mất kali, giữ natri và nước, kinh nguyệt thất thường, giảm dung nạp glucose, bộc lộ đái tháo đường tiềm ẩn, yếu cơ, mất khối lượng cơ, loãng xương, áp xe vô khuẩn…

phát ban do tác dụng phụ của gentrisone

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc bôi ngoài da Gentrisone, bạn nên lưu ý những gì?

Dưới đây là những trường hợp bạn cần hạn chế sử dụng thuốc Gentrisone hoặc nếu là bắt buộc thì phải có sự hướng dẫn của bác sĩ:

Lưu ý khi dùng thuốc Gentrisone

  • Những trường hợp bị: lao da, Herpes Simplex, thuỷ đậu, Herpes Zoster, ban đậu bò, giang mai.
  • Viêm da chàm hoá vùng ống tai ngoài với màng nhĩ bị thủng.
  • Loét da, bỏng từ 2 đô trở lên, bệnh cước.
  • Tiền sử mẫn cảm với kháng sinh Aminoglycosides, Bacitracin hoặc các thành phần khác của có trong thuốc gentrisone…

Một số điểm bạn cần lưu ý khi sử dụng thuốc bôi Gentrisone 10g:

  • Độc tính toàn thân và cục bộ thường xảy ra, nhất là khi dùng thuốc dài hạn trên các vùng tổn thương sâu và rộng, trên vùng da bị gấp cong hoặc bị băng đắp.
  • Nếu dùng thuốc cho trẻ em hoặc khi bôi lên mặt thì tốt nhất là chỉ dùng trong 5 ngày. Tránh dùng thuốc kéo dài ở tất cả người bệnh.
  • Hạn chế dùng thuốc cho trẻ sơ sinh và trẻ em nếu việc mang tã gây hiệu ứng giống như băng đắp.
  • Corticosteroid dùng tại chỗ có thể gây ra một số bất lợi khi điều trị vẩy nến. Vì vậy nên theo dõi cẩn thận.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Gentrisone trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thuốc Gentrisone có thể tương tác với những thuốc gì?

Tương tác thuốc Gentrisone10g

Thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Khi hấp thu toàn thân, thuốc có thể gây ra một số tương tác thuốc. Betamethason có thể tương tác với:

Trong khi đó, clotrimazol có thể tương tác với tacrolimus.

Thuốc Gentrisone có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc bôi ngoài da Gentrisone?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản Gentrisone như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Gentrisone®. http://www.mims.com/vietnam/drug/info/gentrisone . Ngày truy cập 19/04/2017

Gentrisone. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/?term=gentrisone. Ngày truy cập 19/04/2017

betamethasone and clotrimazole topical https://www.uofmhealth.org/health-library/d03561a1 Ngày truy cập: 18/05/2021

Topical antibiotics for skin infections: when are they appropriate? https://bpac.org.nz/2017/topical-antibiotics-2.aspx Ngày truy cập: 18/05/2021

Gentrisone là thuốc gì? Tác dụng và cách dùng ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP https://who.org.vn/gentrisone.html Ngày truy cập: 18/05/2021

 

Phiên bản hiện tại

18/05/2021

Tác giả: Thư Thanh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Phương Quỳnh


Bài viết liên quan

Dấu hiệu nhiễm nấm candida và những điều bạn cần biết!

Những nguy cơ lây nhiễm nấm ngoài da


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thư Thanh · Ngày cập nhật: 18/05/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo